quan-ly-lop-hoc-tieng-anh

Quản lý lớp học tiếng anh hiệu quả

Truyền tải nội dung bài học sao cho học viên có thể tiếp thu vốn dĩ không đơn giản. Công việc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải thuần thục các kỹ năng quản lý lớp học tiếng Anh để đảm bảo việc học diễn ra hiệu quả. Vậy quản lý lớp học thế nào để tạo ra môi trường học tập tích cực và gây hứng thú cho học sinh?

1. Tính cấp thiết của việc quản lý lớp học tiếng Anh 

1.1 Quản lý lớp học là gì?

Quản lý lớp học là quá trình mà một giáo viên tổ chức và kiểm soát hoạt động, hành vi, sự tương tác lẫn nhau của học sinh. Hoạt động quản lý bao gồm việc thiết lập các hành động, quản lý thời gian, hướng dẫn và giám sát học viên trong lớp,…

Để thực hiện một tiết học hiệu quả, giáo viên phải có kỹ năng quản lý lớp học tốt, thực hiện thông qua thái độ tích cực của giảng viên, ý định, năng lực và mối quan hệ với người học. 

1.2 Tại sao phải quản lý lớp học tiếng Anh?

Học viên thường là các bạn trẻ năng động, hiếu kì và dễ mất tập trung. Thiếu đi sự quản lý sẽ xảy ra tình trạng mất kiểm soát và giảng dạy thiếu hiệu quả. 

Điều quan trọng của một giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn cần tạo ra một môi trường học lý tưởng. Nếu học viên không được khuyến khích và cảm thấy không thoải mái suốt quá trình học. Điều này sẽ dẫn đến nhiều khó khăn và trở ngại khi tham gia các hoạt động trong lớp.

>>> Đọc thêm: Các phương pháp quản lý lớp học hiệu quả

2. Biện pháp quản lý lớp học tiếng Anh hiệu quả

Thông qua các hoạt động quản lý, học viên sẽ chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, lớp học không bị mất kiểm soát, tiến trình giảng dạy được thực hiện ở mức tối đa. Giáo viên sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào việc truyền tải kiến thức. Từ đó chất lượng chương trình đào tạo được đảm bảo. Trung tâm tiếng Anh xây dựng được thương hiệu uy tín, trở thành “lò” đào tạo những học viên có thành tích cao.

2.1 Lên kế hoạch và chuẩn bị 

Hoạt động giảng dạy sẽ trở nên linh hoạt với một kế hoạch rõ ràng. Bước đầu tiên khi nhận lớp, bạn phải đảm bảo mình có những mục tiêu bài học rõ ràng và các hoạt động liên quan. Đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu chưa? Có mang theo USB và laptop không? Sự chuẩn bị quyết định đến độ thành công của lớp học. 

2.2 Xây dựng nội quy lớp học

Mỗi một phòng học cần có những nội quy mang tính bắt buộc dành cho học viên. Các quy tắc cần được sửa đổi nếu cần thiết. Để làm sao cho học viên vẫn có thể tuân theo nhưng không cảm thấy gò bó. Việc đồng ý nhất quán với những nội quy lớp học giúp học viên có động lực học tập và trách nhiệm với những hành động, việc làm của mình.

Ở độ tuổi sinh viên, đi làm, mọi người đến lớp với tư thế nghiêm túc, tập trung học tập. Thì ở những lứa tuổi thanh, thiếu niên, các bạn còn rất hiếu động, hoạt bát. Thiết lập nội quy lớp học giúp giữ gìn trật tự trong lúc giảng dạy. Giáo viên truyền đạt nội dung dễ dàng đến người nghe.

2.3 Thu hút sự chú ý của các học viên

Học tiếng Anh với ngữ pháp, từ vựng khô khan luôn là nỗi ám ảnh của mọi học viên. Trải qua một ngày dài học tập trên trường, các học viên tìm đến trung tâm tiếng Anh không chỉ để học thêm kiến thức mà đây còn là sân chơi, hội nhóm trao đổi hăng say.

Những bài giảng trực quan, sinh động sẽ giúp các học viên tập trung và tiếp thu nhanh chóng. Bằng cách sử dụng tranh ảnh phong phú, những bài hát tiếng Anh, kết hợp trò chơi,…với mục đích khuấy động không khí lớp học. 

2.4 Khen thưởng

Khen thưởng trong hoạt động quản lý lớp học tiếng Anh vô cùng quan trọng. Đó chính là sự khích lệ, động viên học viên sau khi đã hoàn thành tốt công việc của mình. Đối với cấp học mầm non, tiểu học, thì khen thưởng có giá trị tinh thần cao hơn vật chất. Các học viên sẽ thấy vô cùng thích thú và hào hứng mỗi khi đến lớp.

Ngoài lợi ích tăng hiệu quả giảng dạy, còn tăng được lượng khách hàng đến đăng kí tại trung tâm. Mỗi học viên sau khi hoàn thành khóa học với tâm trạng phấn khởi sẽ tiếp tục lựa chọn trung tâm hoặc giới thiệu cho bạn bè, người thân.

2.5 Làm việc theo nhóm

Ngoại ngữ được học tốt nhất thông qua sự hợp tác chặt chẽ và truyền thông giữa các học viên. Kiểu hợp tác này mang lại lợi ích cho người học và cho cả nhóm.

Trên thực tế, mỗi một học viên có thể giúp đỡ lẫn nhau khi cùng làm việc. Thông qua các hoạt động khác nhau như viết thoại, phỏng vấn, diễn kịch,…Sự tương tác này góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Có sự đồng đều trong học tập khi trong lớp có nhiều học sinh thụ động, rụt rè.

3. Kết luận

Quản lý lớp học tiếng Anh là sự kết hợp phong phú của các yếu tố khác nhau. Từ việc làm thế nào để giảng viên sắp xếp lớp học đến việc làm sao để học viên tự tin và thích thú khi tham gia các hoạt động trên lớp. Luôn nảy sinh các tình huống bất ngờ trong quá trình giảng dạy cần mỗi giảng viên xử lí khéo léo và kịp thời.