Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Khái niệm, lợi ích và giải pháp
Bạn hãy tưởng tượng: Doanh nghiệp của bạn vận hành tự động, hiệu quả với quy trình tối ưu hóa, loại bỏ hoàn toàn những thủ công rườm rà. Khách hàng luôn hài lòng với dịch vụ nhanh chóng, chính xác và được cá nhân hóa theo nhu cầu.
Tất cả điều này đều có thể đạt được nhờ vào quá trình chuyển đổi số!
Chuyển đổi số hiện nay không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn được xem là yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số. Đây là quá trình ứng dụng công nghệ số vào mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh nhằm tăng hiệu quả, năng suất, khả năng cạnh tranh và nâng cao giá trị cho doanh nghiệp. Vậy chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì, doanh nghiệp cần làm gì để có chiến lược đổi số 2024 phù hợp? Hãy xem ngay bài viết dưới đây từ Koolsoft nhé!
1. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì?
1.1 Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh, tăng trưởng doanh thu và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bằng việc ứng dụng các xu hướng như: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), điện toán đám mây, công nghệ thực tế ảo,… để thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa quy trình quản lý và kinh doanh.
1.2 Ví dụ về chuyển đối số trong doanh nghiệp
Vinamilk:
- Ứng dụng AI vào quản lý trang trại: Vinamilk sử dụng AI để phân tích dữ liệu về sức khỏe, năng suất của đàn bò, từ đó tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, nâng cao năng suất sữa.
- Ứng dụng IoT vào quản lý chuỗi cung ứng: Vinamilk sử dụng IoT để theo dõi vị trí, nhiệt độ, độ ẩm của sản phẩm trong quá trình vận chuyển, bảo quản, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình vận hành.
Netflix: Tận dụng lợi thế của điện toán đám mây (Cloud Computing) để cải thiện quy trình lưu trữ, nhờ đó tiếp cận lượng khán giả rộng hơn và mở rộng phạm vi tiếp cận trên toàn cầu.
Walmart: hợp tác với công ty hàng đầu về công nghệ là Microsoft để tận dụng khả năng tính toán của gã khổng lồ về Cloud nhằm mở rộng các sáng kiến trí tuệ nhân tạo, học máy để tạo ra mô hình mua sắm bằng giọng nói.
2. Lợi ích của chuyển đối số trong doanh nghiệp
Các sáng kiến về chuyển đổi số đã mang đến vô số lợi ích cho doanh nghiệp. Nhờ vào việc ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp vào mô hình hoạt động, các doanh nghiệp đã đạt được nhiều lợi ích bao gồm:
2.1 Tăng cường hiệu suất trong kinh doanh
Nhờ vào tận dụng lợi thế của chuyển đổi số trong doanh nghiệp, quy trình làm việc của nhân viên được tối ưu hóa qua đó giúp nâng cao năng suất làm việc. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tài nguyên, gia tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh.
2.2 Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Mang lại trải nghiệm cho khách hàng hay tối ưu hóa nhu cầu của khách hàng chính là mục tiêu chính của quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Việc chuyển đổi cung cấp cơ hội để cải thiện sự hài lòng của khách hàng thông qua việc gia tăng tương tác và tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa hơn.
2.3 Gia tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp
Với bất cứ mô hình kinh doanh nào, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Thông qua quá trình ứng dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp dễ dàng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, giúp đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách nhanh chóng. Các doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn công nghệ phù hợp để đáp ứng quy trình chuyển đổi số, đồng thời làm hài lòng khách hàng trong cả hiện tại và tương lai.
2.4 Thúc đẩy mối liên kết giữa các phòng ban
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp giúp cho đội ngũ nhân sự của các phòng ban dễ dàng giao tiếp và kết nối với nhau. bằng cách sử dụng các nền tảng quản trị tự động hóa, các phòng ban dễ dàng chia sẻ thông tin ở mọi lúc mọi nơi.
>> Đọc thêm: Thách thức và khó khăn khi chuyển đổi số ở giáo dục
3. Giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiệu quả nhất
3.1 Ứng dụng công nghệ AI
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Bằng việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, dịch vụ và quản lý bao gồm:
- Tự động hóa quy trình: nhập dữ liệu, xử lý đơn hàng, dịch vụ khách hàng thông qua chatbot AI
- Phân tích dữ liệu: AI có thể phân tích lượng dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau để tìm ra xu hướng, dự đoán hành vi khách hàng
3.2 Cloud Computing
Cloud Computing đã trở thành một trong những xu hướng quan trọng khi ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Công cụ điện toán đám mây có những tính năng nổi trội như: lưu trữ, phân tích, bảo mật dữ liệu bằng việc khai thác máy chủ thông qua Internet.
Ví dụ: Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện toán đám mây có thể kiểm tra và phát triển ứng dụng, chia sẻ dữ liệu thông qua nền tảng như: Dropbox, Google Drive,…
3.3 IoT (Internet of Things)
Internet of Things (IoT) là giải pháp hiệu quả cho mọi doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số hiện hay. IoT là mạng lưới kết nối các đồ vật thông thường (như xe cộ, nhà cửa, thiết bị điện tử) với internet. Nhờ kết nối này, các đồ vật có thể thu thập và chia sẻ dữ liệu, tự động hóa các hoạt động và đưa ra quyết định thông minh.
Ví dụ:
- Ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp bán lẻ, khi khách hàng đặt chân vào cửa hàng, hệ thống IoT hoạt động sẽ đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm trước đó của họ, qua đó giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.
- Doanh nghiệp sản xuất sử dụng IoT để theo dõi và giám sát mức độ tiêu thụ năng lượng trong nhà máy, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí.
>> Đọc thêm: Quy trình chuyển đổi số trong giáo dục và giải pháp hiệu quả
3.4 Ứng dụng Robot
Robot là một trong những công nghệ được đa số doanh nghiệp ứng dụng trong quá trình chuyển đổi số bổi những lợi ích: tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất, tăng tính đồng bộ, tăng sự an toàn trong lao động. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng Robot trong các lĩnh vực như: y học, kỹ thuật, logistic, giáo dục,…
Ví dụ:
- Robot được sử dụng trong bệnh viện để hỗ trợ phẫu thuật, giúp nâng cao độ chính xác và giảm thời gian phẫu thuật.
- Robot được sử dụng trong nhà hàng để phục vụ đồ ăn, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí nhân công.
3.5 Công nghệ thực tế ảo VR
Ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp VR hiện nay được ưa chuộng vì giúp người dùng được trải nghiệm không gian chân thực. VR có thể được sử dụng để đào tạo nhân viên, tạo ra trải nghiệm khách hàng độc đáo và thử nghiệm các sản phẩm và dịch vụ mới. Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ VR đầy tiềm năng bao gồm: y học, du lịch, bất động sản,…
Ví dụ: Tại các doanh nghiệp bất động sản, VR được sử dụng trong bất động sản để cho khách hàng trải nghiệm nhà ở, văn phòng, v.v. trước khi mua hoặc thuê.
4. Kết luận
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, việc thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp không chỉ là một lựa chọn mà là một yếu tố quyết định sự thành công. Bằng cách ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thực hiện một cách bài bản, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị mới cho khách hàng.