Phát triển nội dung đào tạo E – Learning – Doanh nghiệp nên chọn inhouse hay outsourcing?
Khi doanh nghiệp phát triển nội dung đào tạo E – Learning, một trong những quyết định quan trọng nhất là lựa chọn giữa việc thực hiện nội dung đào tạo bên trong tổ chức (inhouse) hay hợp tác với đối tác ngoại vi (outsourcing). Vậy các công ty nên chọn con đường nào để tối ưu hóa tốt nhất chương trình đào tạo và phát triển của mình? Cùng Koolsoft tìm kiếm đáp án thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
1. Nội dung đào tạo là gì?
Nội dung đào tạo E – Learning là tập hợp bất cứ tài liệu nào bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, đồ họa, các yếu tố tương tác,… được trình bày và chuyển giao đến người học để dạy cho họ những kiến thức và kỹ năng cụ thể. Nói chung, nội dung đào tạo E-Learning nhằm tạo ra một trải nghiệm học tập linh hoạt, tiện lợi và có thể tương tác từ bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào, đồng thời tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Đào tạo E – Learning theo kiểu inhouse và outsourcing là gì?
Phát triển nội dung là một quá trình tốn nhiều thời gian và tài nguyên. Hiện có rất nhiều cách khác nhau để đáp ứng nhu cầu nội dung đào tạo của tổ chức. Cụ thể thì doanh nghiệp có thể lựa chọn nội dung của riêng mình (inhouse) hoặc lựa chọn một bên khác cung cấp dịch vụ này (outsourcing). Vậy sự khác biệt giữa hai hình thức đào tạo này là gì?
2.1 Inhouse
Khi chọn lựa nội dung đào tạo theo hình thức inhouse, doanh nghiệp sẽ tự tạo nội dung đào tạo dựa theo thông tin nội bộ. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm và thực hiện toàn bộ quá trình đào tạo bên trong tổ chức của mình. Đối với những doanh nghiệp lớn có những nhân sự xây dựng nội dung đào tạo chuyên dụng thì phương thức đào tạo này sẽ vô cùng phù hợp. Trên thực tế, một trong những lợi thế của việc sản xuất nội dung đào tạo inhouse là cho phép tổ chức triển khai toàn bộ quá trình tạo nội dung.
2.2 Outsourcing
Đối với phương thức đào tạo theo kiểu outsourcing, doanh nghiệp chuyển giao hoặc hợp tác với các công ty chuyên nghiệp hoặc đối tác ngoại vi để tạo và quản lý nội dung đào tạo. Vì vậy thay vì tổ chức phải xây dựng nội dung đào tạo bằng cách sử dụng nguồn lực nội bộ, họ chuyển giao công việc này cho các đối tác chuyên nghiệp đứng ra thực thi.
3. Ưu và nhược điểm của phương pháp đào tạo E – Learning theo kiểu inhouse
Đào tạo inhouse là quá trình mà doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện từng bước của quá trình đào tạo bên trong tổ chức của mình, từ thiết kế nội dung đến triển khai và quản lý. Việc phát triển nội dung đào tạo theo kiểu inhouse sẽ chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và nguồn lực của tổ chức. Tuy nhiên hình thức này cũng có một số ưu và nhược điểm dưới đây.
3.1 Ưu điểm
Hiểu biết sâu sắc về người học: Lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp khi áp dụng hình thức đào tạo inhouse là nắm rõ nhu cầu, kiểm soát hành vi của người học. Các công ty có thể tận dụng tối đa kiến thức về lĩnh vực, tổ chức và nhân viên của mình.
Không phụ thuộc vào bên thứ ba: Khi phát triển nội dung đào tạo theo kiểu inhouse, công ty sẽ không bị phụ thuộc vào bên thứ ba. Khi xuất hiện bất cứ thay đổi nào từ môi trường kinh doanh, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và cập nhật nội dung đào tạo một cách linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu mới.
Bảo vệ thông tin: Với nhóm phát triển nội dung đào tạo E – Learning nội bộ, các công ty sẽ không phải chia sẻ bí mật với các đơn vị bên ngoài.
3.2 Nhược điểm
Đảm bảo nội dung chất lượng: Một thách thức lớn khi phát triển nội dung đào tạo nội bộ là nguồn lực và kỹ năng của đội ngũ đào tạo. Theo đó người đào tạo cần đảm bảo kinh nghiệm và năng lực thực tế để thu hút sự tương tác của người học.
Duy trì nội dung đào tạo nhất quán: Khi phát triển nội dung đào tạo E – Learning, công ty cần đảm bảo tính nhất quán về nội dung, giảng viên, thiết kế,… Nếu không thì việc duy trì chương trình sẽ rất khó khăn và doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những thách thức lớn.
Đầu tư ban đầu cao hơn: Việc phát triển nội dung đào tạo chất lượng đòi hỏi đội ngũ có kỹ năng và kiến thức sâu rộng về giáo dục và công nghệ. Doanh nghiệp phải đầu tư không chỉ vào việc thuê những chuyên gia đào tạo mà còn vào việc cập nhật và duy trì kiến thức của họ.
>> Xem thêm: Tại sao phần mềm quản lý đào tạo lại quan trọng ở doanh nghiệp
4. Ưu và nhược điểm của phương pháp đào tạo E – Learning theo kiểu outsourcing
Phát triển nội dung đào tạo E – Learning theo kiểu outsourcing nghĩa là công ty sẽ hợp tác với bên thứ ba để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những ưu điểm và hạn chế như sau.
4.1 Ưu điểm
Chất lượng chuyên nghiệp: Các công ty có thể dễ dàng tiếp cận các chuyên gia có từ bên thứ ba có trình độ cao và kinh nghiệm sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra họ sẽ có các nền tảng hỗ trợ sáng tạo nội dung, thiết kế khóa học và số hóa để đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng.
Tiết kiệm thời gian: Quá trình triển khai đào tạo có thể diễn ra nhanh chóng hơn do sự chuyên nghiệp của các đối tác. Do không cần xây dựng đội ngũ nội bộ hoặc triển khai cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và có thể bắt đầu đào tạo ngay.
Cập nhật nhanh các xu hướng của ngành: Các đơn vị gia công thường theo dõi xu hướng của ngành và công nghệ mới, cho phép nội dung đào tạo E – Learning luôn được cập nhật để đáp ứng tối đa mọi mong đợi của công ty.
4.2 Nhược điểm
Nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư: Bảo mật thông tin có thể là mối quan tâm lớn khi chia sẻ dữ liệu quan trọng với đối tác ngoại vi. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng đối tác tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật và có các biện pháp an ninh dữ liệu hiệu quả.
Vấn đề thông tin liên lạc: Khi làm việc với bên thứ ba, điều quan trọng là phải duy trì giao tiếp hiệu quả để đảm bảo nội dung đào tạo E – Learning đáp ứng tốt mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Đào tạo trực tuyến là gì?
5. Công ty nên lựa chọn nội dung đào tạo E – Learning theo kiểu in-house hay outsourcing
Khi quyết định giữa nội dung đào tạo E – Learning theo hình thức inhouse hoặc outsourcing, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố như ngân sách, mức độ kiểm soát và độ linh hoạt cần thiết. Nếu doanh nghiệp muốn kiểm soát hoàn toàn và có khả năng tùy chỉnh cao, inhouse là sự chọn lựa hợp lý. Ngược lại, nếu mục tiêu là giảm chi phí và tiếp cận các chuyên gia từ đối tác để điều chỉnh thì nên ưu tiên hình thức outsourcing.
6. Kết luận
Quyết định giữa inhouse và outsourcing trong đào tạo E – Learning đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận và phải dựa trên mục tiêu, ngân sách, và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Hy vọng thông qua những nội dung mà Koolsoft E – Learning chia sẻ, doanh nghiệp đã nắm vững ưu và nhược điểm của hai phương pháp phát triển nội dung và đưa ra quyết định đúng đắn khi phát triển nội dung đào tạo E – Learning của mình.