Thấu hiểu gen Z – Bí quyết đào tạo nhân sự thành công
Thực tế hiện nay có hơn 60 triệu thành viên gen Z đã sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động trong vài năm tới. Theo Nielsen, tính đến năm 2025, gen Z sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động tại Việt Nam. Đây là một thế hệ sống trong nền kinh tế thịnh vượng, công nghệ hội nhập nên họ có nhiều cơ hội để thể hiện sự năng động, linh hoạt và bứt phá trong công việc. Dự báo trong giai đoạn sắp tới thế hệ này sắp thay đổi thói quen đào tạo nhân viên của doanh nghiệp. Vậy để thành công trong việc đào tạo nhân sự thuộc thế hệ gen Z thì doanh nghiệp nên làm gì?
1. Gen Z là gì? Vai trò của gen Z trong công việc
Thế hệ gen Z hoặc còn được biết đến với tên gọi “Thế hệ iGen” hay “Thế hệ Centennials” là những người sinh từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2010. Gen Z được sinh ra và lớn lên trong môi trường số hóa, Internet, mạng xã hội và công nghệ di động nở rộ. Điều này đã tạo ra sự tự tin, sáng tạo, và có khả năng thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi.
Gen Z là một thế hệ mới, đầy bỡ ngỡ nhưng họ được trang bị đủ kiến thức và có nhiều hoài bão riêng. Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để tiến tới thành công. Khi tham gia vào một chương trình đào tạo nhân sự, gen Z luôn kỳ vọng sẽ được trau dồi kiến thức thông qua những công cụ và nền tảng công nghệ. Do đó các công ty cần phải thay đổi tư duy và chuyển mình để phù hợp với thời đại 4.0 phát triển bùng nổ nhằm tạo môi trường phát triển thích hợp và là một nơi đáng tin cậy để gen Z cống hiến và phát triển.
2. Bí quyết xây dựng chương trình đào tạo nhân sự thuộc thế hệ gen Z thành công
2.1 Đào tạo nhân sự chéo
Một trong những bí quyết quan trọng để đào tạo nhân sự thuộc thế hệ genZ là áp dụng phương pháp đào tạo chéo. Thay vì tập trung vào một khía cạnh đặc biệt của công việc, hãy kết hợp nhiều khía cạnh khác nhau để tạo ra một trải nghiệm học tập đa chiều. Theo đó, đào tạo chéo là phương pháp giúp nhân viên đảm nhiệm công việc của các bộ phận khác. Ví dụ như một nhân viên chăm sóc khách hàng vẫn có thể làm được công việc của nhân viên bán hàng.
Chính vì sự tự tin và lượng kiến thức được trang bị mà nhân sự thuộc thế hệ gen Z hiểu rõ về định hướng của bản thân, họ biết rõ mình thích lĩnh vực công việc nào. Tệp nhân sự này tập trung vào việc xem xét công việc có phù hợp với những gì họ đã được học trong suốt chặng đường vừa qua hay không.
Phương pháp đào tạo nhân sự chéo sẽ cung cấp cho thế hệ gen Z nhiều kỹ năng để mở rộng khả năng chuyên môn của họ, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa các đồng nghiệp với nhau từ đó thúc đẩy sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp.
2.2 Sử dụng hình ảnh, animation sinh động để giảng dạy
Thế hệ nhân sự gen Z tham gia mạng xã hội từ khi còn rất trẻ, họ thích kết nối bạn bè và người quen thông qua việc tạo dựng, chia sẻ nội dung ở dạng video. Sự nổi lên của những nền tảng như Instagram, Facebook, Tiktok, Youtube đã chứng minh cho điều này.
Sử dụng video, animation sinh động là một cách hiệu quả để đào tạo nhân viên. Công cụ này không chỉ giúp truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng mà còn làm cho quá trình học tập trở nên thú vị và tương tác. Trước khi thiết kế các video đào tạo cho, một số mẹo nhằm đảm bảo video của doanh nghiệp bạn hiệu quả khi đào tạo nhân sự gen Z:
- Video hướng dẫn, DIY đi thẳng vào vấn đề
- Tận dụng hình ảnh và hoạt ảnh
- Đảm bảo các video có sự liên quan, tránh mơ hồ, lấp liếm
>> Xem thêm: Lợi ích của việc ứng dụng gamification trong giáo dục và đào tạo trực tuyến
2.3 Ứng dụng microlearning vào đào tạo cho gen Z
Thế hệ gen Z thích học tập theo cách ngắn gọn và linh hoạt. Microlearning, hay việc cung cấp thông tin và kiến thức trong các phần nhỏ, là một phương pháp học hiệu quả đối với nhân sự gen Z. Điều này giúp họ tập trung vào từng khía cạnh nhỏ của kiến thức mà không cảm thấy áp đặt hay quá tải thông tin. Lợi ích khi ứng dụng phương pháp Microlearning cho nhân sự:
- Có sẵn mọi lúc, mọi nơi
- Tích hợp hỗ trợ đa phương tiện
- Có thể sử dụng trên thiết bị di động, ưu tiên học mọi lúc mọi nơi
2.4 Nền tảng tích hợp nhiều thiết bị như smartphone
Theo thống kê, 98% nhân sự thuộc thế hệ gen Z sở hữu một chiếc điện thoại thông minh để truy cập thông tin. Ngoài smartphone, họ còn sử dụng những thiết bị điện tử hiện đại khác như: máy tính bảng, laptop,…Để thu hút nhân sự thuộc thế hệ gen này, doanh nghiệp bạn cần phải tích hợp nền tảng đào tạo trực tuyến ở nhiều thiết bị hơn là trên máy tính, điển hình là smartphone. Bằng cách này, người học có thể tham gia khóa đào tạo ở bất cứ khi nào và bất cứ đâu, giúp tối ưu hóa quá trình đào tạo và gia tăng sự gắn kết cho nhân sự thuộc thế hệ gen Z.
>> Xem thêm: Khám phá phương pháp lớp học đảo ngược
2.5 Cá nhân hóa chương trình đào tạo của nhân sự gen Z
Mỗi cá nhân có những đặc điểm, sở thích và kiến thức riêng biệt, do đó, việc tạo ra một chương trình linh hoạt và có thể điều chỉnh được là quan trọng. Nhân viên gen Z có thể học theo trình tự, thời gian và nội dung mà bản thân thấy phù hợp nhất. Bằng cách này họ không chỉ tối ưu hóa việc học mà còn mang đến trải nghiệm độc đáo.
3. Kết luận
Thấu hiểu Gen Z và xây dựng chiến lược đào tạo phù hợp là chìa khóa để giữ chân và phát triển nhân sự của doanh nghiệp trong thời đại số hóa ngày nay. Việc xây dựng chương trình đào tạo của bạn theo nhu cầu của gen Z không chỉ thúc đẩy lực lượng lao động gen Z mà còn giúp doanh nghiệp của bạn trở thành một nơi làm việc lý tưởng cho các thế hệ tương lai.