Trong những năm qua, cộng đồng mạng xôn xao về những trường hợp buộc phải thôi học, đuổi học đối với những học sinh cá biệt của trường. Việc giáo dục đối với học sinh cá biệt, tại mỗi trường học, mỗi thầy cô sẽ có cách xử lý riêng biệt. Tuy nhiên dù áp dụng theo phương pháp nào thì cũng nên đảm bảo kết hợp giữa yêu thương và kỷ luật. Sau đây Koolsoft sẽ gợi ý đến thầy cô những phương pháp giáo dục cho học sinh cá biệt mang lại hiệu quả tích cực nhất tại mọi cấp bậc trường học.

1. Hiểu rõ học sinh cá biệt là gì?

Thuật ngữ  “học sinh cá biệt” được dùng đối với những học sinh thường gây gổ đánh nhau, bỏ học, không chấp hành đúng với nội quy của nhà trường. Thêm vào đó là sự lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mãn cá tính hoặc nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân. Đó là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi vị thành niên, dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu dẫn đến nhiều hệ lụy dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và trộm cướp, đánh nhau,…

Có rất nhiều yếu tố làm cho một học sinh tích cực trở thành học sinh cá biệt, nhưng chúng ta chỉ đề cập đến một số nguyên nhân tác động trực tiếp đến học sinh. Làm nảy sinh những ý tưởng, tình cảm không lành mạnh làm ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách và hạn chế năng lực học tập của các em.

thuật ngữ học sinh cá biệt được dùng ở nhiều trường học

Thuật ngữ học sinh cá biệt được dùng ở nhiều trường học

2. Một số phương pháp giáo dục cho học sinh cá biệt tối ưu nhất

2.1 Giáo dục học sinh thông qua giờ sinh hoạt trường

Phương pháp giáo dục cho học sinh cá biệt mà các trường học nên áp dụng là nhà trường nên thông báo cho các em biết được các mức độ xếp loại HK (tốt, khá, trung bình, yếu). Hiểu được thì các em sẽ tránh mắc những vi phạm để khỏi bị liệt vào danh sách học sinh cá biệt của lớp. Tại buổi chào cờ đầu tuần, cần phải đánh giá nhận xét một cách chu đáo, nêu gương người tốt việc tốt để các em noi theo, hạn chế những vi phạm nội quy của lớp, trường học.

2.2 Giáo dục học sinh qua giờ sinh hoạt lớp

Ngoài biện pháp giáo dục học sinh thông qua giờ sinh hoạt trường thì sinh hoạt lớp cũng là điều vô cùng quan trọng. Bởi qua việc đánh giá, thầy cô giáo cùng với cán bộ lớp sẽ kịp thời uốn nắn được những khuyết điểm của học sinh vi phạm. Đồng thời với sự chân thành của thầy cô, học sinh trong lớp, học sinh vi phạm sẽ sớm nhận ra lỗi lầm của mình và sửa đổi.

Khi giáo dục cho học sinh, thầy cô giáo không nên nặng về kiểm điểm, phê bình mà nên xác định đúng nguyên nhân đã tác động làm các em mắc phải sai lầm và nêu ra biện pháp để các em khắc phục.

phương pháp giáo dục học sinh cá biệt qua giờ sinh hoạt lớp

Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt qua giờ sinh hoạt lớp

2.3 Kết hợp giáo dục cùng hội phụ huynh

Vai trò của hội phụ huynh không chỉ giúp nhà trường xây dựng cơ sở vật chất mà mà còn góp phần cùng nhà trường giáo dục cho học sinh cá biệt. Hội phụ huynh thực hiện nhiệm vụ tác động với phụ huynh để giáo dục học sinh từ chỗ bỏ học, trốn học đến đi học nghiêm túc. Đồng thời tác động đến gia đình các em để cha mẹ các em quan tâm và có trách nhiệm đối với con cái của họ hơn.

2.4 Phối hợp cùng các đoàn thể và những lực lượng khác 

Hiện nay ở nhiều địa phương dần hình thành các khu dân cư, nhà văn hóa. Đây là điều kiện tốt để các Đoàn thể cùng với nhà trường giáo dục học sinh hiệu quả. Đoàn thể, chính quyền địa phương giúp cho các thành viên xây dựng hội gia đình văn hóa, hạn chế tình trạng cha mẹ bỏ rơi con cái đi làm ăn xa, hạn chế những bất đồng trong gia đình, từ đó cha mẹ sẽ chăm sóc con cái được tốt hơn.

2.5 Áp dụng phương pháp kết bạn trong giáo dục học sinh

Lứa tuổi học sinh sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi thói hư tật xấu cũng như dễ tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những trò chơi tập thể mang tính giáo dục cao. Theo đó cán bộ giáo viên nên phân công một nhóm bạn tốt, có cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, ước mơ để sinh hoạt, học tập với đối tượng này. Dần dần sẽ lôi kéo các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích và xóa bỏ mặc cảm học sinh hư để cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tinh thần tập thể vững mạnh.

phương pháp kết bạn trong giáo dục học sinh

Phương pháp kết bạn trong giáo dục học sinh

2.6 Phương pháp lạt mềm buộc chặt

Đối tượng học sinh mới lớn thường có xu hướng phản nghịch để thể hiện bản thân. Những biện pháp mạnh như kỷ luật hay lớn tiếng trách móc đôi khi sẽ không có tác dụng bằng sự mềm mỏng, kiên nhẫn. Ai cũng muốn mình là học sinh ngoan, giỏi nhưng vì lý do về gia đình, về tâm sinh lý dẫn đến những hành động tiêu cực. Trước tiên thầy cô cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và dùng sự mềm mỏng để cảm hóa học sinh của mình.

2.7 Kết hợp cả kỷ luật, tình thương

Không nên vì một biểu hiện nhất thời của học sinh mà gắn cho các em cái mác “học sinh cá biệt”. Thay vào đó thầy cô nên quan tâm hơn đến các em bởi giai đoạn cấp 2, cấp 3 là thời gian khá nhạy cảm và có những rối loạn của lứa tuổi dậy thì. Đôi khi những phản ứng nổi loạn là do các em không kiềm chế được cảm xúc.

Đối với những học sinh hư, học sinh cá biệt thì giáo viên nên uốn nắn, định hướng ngay khi các em mắc những lỗi nhỏ để tránh dẫn đến những tình huống xấu xảy đến. Kỷ luật là một hình thức giáo dục, không chỉ giáo dục học sinh vi phạm mà còn răn đe nhiều học sinh khác nữa. Tuy nhiên kỷ luật là hình thức giáo dục cuối cùng mà thầy cô phải dùng đến.

>> Xem thêm: Phương pháp dạy học ở tiểu học

2.8 Quan điểm giáo dục của Bộ là không được đuổi học sinh

Ứng xử trước việc học sinh gây gổ đánh nhau, mỗi trường học sẽ có một cách xử lý. Trường thì thẳng tay đuổi học sinh trong khi đó có trường chỉ khiển trách, nhắc nhở. Tuy nhiên Bộ vẫn luôn nhắc nhở các trường học không nên đẩy các cháu ra xã hội mà không được giáo dục từ các văn bản được chỉ đạo xuống các trường.

không nên đuổi học đối với học sinh vi phạm

Không nên đuổi học đối với học sinh vi phạm

3. Kết luận

Vấn đề học sinh cá biệt vẫn luôn tồn tại trong mỗi môi trường giáo dục. Với các phương pháp giáo dục cho học sinh cá biệt mà Koolsoft đề cập, mong rằng sẽ là biện pháp tích cực để thầy cô áp dụng đối với học sinh vi phạm mà vẫn đảm bảo kết hợp giữa kỷ luật và yêu thương.