Tùy thuộc vào lớp học mà bạn được phân công giảng dạy, có khi bạn phải làm việc cùng lúc với 30 – 40 em học sinh. Có nhiều nơi, giáo viên phải dạy trong một lớp học có đến 50 – 70 em học sinh và chỉ có một trợ giảng. Đây thực sự là một trở ngại vô cùng lớn. Sau đây là một số chiến thuật giảng dạy trong các lớp học đông học sinh bạn có thể sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của bài giảng để khuyến khích các em học sinh tham gia và tận dụng thời gian một cách hiệu quả.

1. Tổ chức các hoạt động ở đầu tiết học

Chiến thuật giảng dạy trong các lớp học đông học sinh là thầy cô nên thường xuyên lập kế hoạch cho các hoạt động khuyến khích học sinh tích cực, chủ động trả lời, làm việc theo nhóm hoặc tham gia vào bài học. 

Điều quan trọng nhất là khiến các em phải tư duy và làm việc. Nếu đó là một lớp học kém, học sinh đặc biệt chậm chạp thì hãy lên kế hoạch để các em rời khỏi ghế và di chuyển xung quanh lớp học. Các hoạt động với nhịp độ nhanh sẽ tăng thời gian làm việc của học sinh và thu hút sự chú ý của các em nhiều hơn.

Chiến thuật giảng dạy cho các lớp học đông học sinh là tổ chức các hoạt động

Chiến thuật giảng dạy trong các lớp học đông học sinh là tổ chức các hoạt động

2. Hướng dẫn đi kèm với nhiệm vụ

Lời hướng dẫn của bạn không nên là thời gian để học sinh thụ động đón nhận thông tin. Đây chính là khoảng thời gian cung cấp cho các em những thông tin cần thiết giúp khai thác thông tin như các chỉ dẫn, từ khóa, yêu cầu học sinh nhắc lại những gì mà chúng đã học,…Cách làm này sẽ giúp các em học sinh duy trì được sự tập trung đồng thời là sự chuẩn bị sẵn sàng cho bài học.

3. Hướng dẫn toàn lớp học hoạt động thực hành

Hoạt động thực hành đầu tiên nên được thực hiện trên quy mô toàn lớp học để học sinh có ý tưởng chung nhất về những mục tiêu của hoạt động, những đồ dùng học tập cần chuẩn bị và nghe giáo viên hướng dẫn một cách trực quan. Các hoạt động thực hành sau đó có thể được thực hiện cá nhân, theo cặp hoặc từng nhóm với nhau. Một thách thức lớn đối với giáo viên là việc kiểm soát quá trình làm việc độc lập của học sinh. 

Thầy cô không thể phân thân để hỗ trợ tất cả các nhóm. Vậy hãy đi bộ quanh lớp học trong suốt thời gian học sinh thực hành để đảm bảo rằng các em đang tham gia vào hoạt động, trả lời các câu hỏi và sửa chữa những sai lầm mà giáo viên đã chỉ ra. Sau khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ cũng là lúc các thầy cô giáo kiểm tra mức độ nhận thức, cũng như gọi những học sinh ít phát biểu, trầm tính, nhút nhát,…Thông thường, những học sinh này thường không cảm thấy tự tin về câu trả lời và cần có thêm sự trợ giúp từ phía giáo viên.

4. Tăng cường thực hành theo nhóm

Để vận dụng tốt bài học thì thầy cô nên tổ chức các hoạt động thực hành theo nhóm, tạo sản phẩm. Điều quan trọng là khi học sinh làm việc với nhau thì chúng có thể tương tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, trong khi giáo viên phải hỗ trợ với các nhóm khác. 

Cũng giống như các hoạt động thực hành ở trên, hãy để học sinh trình bày sản phẩm trước lớp. Điều này mang đến cho giáo viên cơ hội đưa ra phản hồi cá nhân và cho phép học sinh nhận ra chúng đã làm tốt và không tốt ở điểm nào. Thầy cô nên khuyến khích học trò đặt ra bất cứ câu hỏi nào mà các em thấy không chắc chắn. Thông thường học sinh cảm thấy ngại khi phải đặt câu hỏi nhưng bằng cách tạo ra một môi trường học tập cởi mở, thân thiện và mang tính xây dựng thì bạn sẽ đi một chặng đường dài để giúp học sinh cảm thấy thoải mái nhất.

Tăng cường hoạt động theo nhóm với các lớp đông học sinh

Tăng cường hoạt động theo nhóm với các lớp đông học sinh

5. Tổ chức hoạt động củng cố vào cuối buổi học

Hoạt động củng cố cuối giờ cũng tương tự như hoạt động khởi động. Nó cần phải hấp dẫn học sinh, tiến hành với nhịp độ nhanh để giúp giáo viên kết thúc lớp học trong không khí tích cực và giúp học sinh ôn lại những điều mà các em đã được học. Ở đây bạn nên gọi những học sinh chưa lên tiếng trong suốt phần còn lại của bài học để xem chúng có thể theo dõi không. Đây chính là khoảng thời gian lý tưởng để đánh giá phương pháp học sinh tư duy, làm việc và kiểm chứng lại mục tiêu bài học vào đầu giờ.

Xem thêm: Những điều thầy cô nên làm khi gặp tình trạng mất kiểm soát ở lớp học

6. Kết luận

Dù các lớp học đông học sinh có thể khiến việc quản lý lớp học và kỷ luật trở nên khó khăn nhưng bạn cũng có những lợi thế để thực hiện nhiều hoạt động thú vị mà những lớp học với quy mô nhỏ không có được. Mong rằng bạn có thể áp dụng chiến thuật giảng dạy trong các lớp học đông học sinh phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.