Mô hình học tập blended learning – học tập kết hợp là một trong những xu hướng mới nổi bật và đang thu hút nhiều sự chú ý trong đào tạo nói chung. Phương pháp giáo dục tiên tiến kết hợp sự linh hoạt của học trực tuyến và tính tương tác của học truyền thống. Thay vì tập trung hoàn toàn vào lớp học truyền thống hoặc học trực tuyến, loại hình này mang lại trải nghiệm học tập toàn diện và linh hoạt hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập mà còn giúp tăng cường sự tương tác giữa các học sinh, tạo ra một môi trường học tập tích cực và sáng tạo. Trong bài viết sau, hãy cùng Koolsoft khám phá những lợi ích của mô hình Blended Learning, từ đó nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng và tiềm năng của loại hình giáo dục này trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến.

1. Mô hình học tập blended learning là gì?

Blended learning là mô hình học tập kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và trực tuyến để tạo ra trải nghiệm học tập toàn diện. Mục tiêu của mô hình học tập blended learning là tận dụng những ưu điểm của cả hai phương pháp học tập này để tối ưu hóa hiệu suất học tập và tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học viên. Mô hình này đang trở thành xu hướng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục do mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả mọi đối tượng người học.

Trong mô hình học tập blended learning, các hoạt động học tập có thể được tổ chức theo một loạt các phương thức khác nhau, bao gồm:

  • Học trực tuyến: Học sinh có thể tiếp cận tài liệu học tập, bài giảng video, bài kiểm tra trực tuyến và các tài nguyên giáo dục khác thông qua các nền tảng học trực tuyến.
  • Học offline: Học sinh tham gia các buổi học trực tiếp trong lớp, thảo luận nhóm, hoặc các hoạt động thực hành.
  • Học tự học: Học sinh có thể tự nghiên cứu và tự làm bài tập tại nhà dựa trên tài liệu được cung cấp trực tuyến.
  • Học hướng dẫn: Học sinh nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn từ giáo viên trong các buổi học trực tiếp hoặc thông qua các cuộc họp trực tuyến.

 

Khái niệm mô hình học tập Blended - Learning

Khái niệm mô hình học tập blended learning

2. Lợi ích khi ứng dụng mô hình học tập blended learning trong đào tạo trực tuyến

2.1 Phù hợp với nhiều trình độ học sinh

Theo phương pháp dạy học kiểu truyền thống, giáo viên sẽ gặp phải khó khăn khi theo sát trình độ của học sinh. Vì vậy việc áp dụng mô hình học tập blended learning sẽ giúp giáo viên nắm rõ trình độ của từng học sinh một. Từ đó tạo ra nội dung giảng dạy phù hợp với trình độ của các em.

2.2 Gia tăng hiệu quả trong học tập

Mô hình học tập blended learning cho phép sinh viên tiếp cận nội dung học tập mọi lúc, mọi nơi thông qua các nền tảng trực tuyến. Nếu học trực tiếp, bạn sẽ dễ bị phụ thuộc vào giáo viên khi kiến thức bị máy móc, rập khuôn. Trong khi đó học tập kết hợp tạo ra môi trường học mở, người học được trao quyền một cách tối đa. Điều này đã giúp nâng cao tinh thần tự học và trách nhiệm của mỗi người.

2.3 Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

Việc kết hợp các phương pháp học tập trực tuyến và offline giúp tiết kiệm thời gian di chuyển và chi phí đi lại cho học viên. Bởi họ không cần tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc thuê địa điểm và di chuyển mà vẫn có thể tiếp cận nội dung học tập chất lượng.

2.4 Đo lường kết quả học tập một cách chính xác

Trong các buổi đào tạo trực tiếp, giáo viên sẽ rất khó để xác định mức độ tham gia của từng học sinh và độ hiểu bài của các em. Chính vì vậy hình thức học tập theo kiểu kết hợp tích hợp các công cụ có chức năng tổng hợp, đánh giá, phân tích. Vì vậy sẽ dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của mỗi cá nhân một cách hiệu quả.

Lợi ích khi áp dụng mô hình Blended - Learning

Lợi ích khi áp dụng mô hình học tập blended  learning

3. Hạn chế của mô hình học tập blended learning

Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng mô hình học tập blended learning cũng tồn tại một số mặt hạn chế bao gồm.

3.1 Tốn kém thời gian

Triển khai mô hình blended learning đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ phía tổ chức giáo dục và doanh nghiệp. Việc phát triển nội dung học tập, đào tạo giáo viên, và quản lý hệ thống đều đòi hỏi thời gian và nguồn lực. Do đó người tổ chức cần lập kế hoạch, cân đối thời gian một cách hiệu quả.

3.2 Rào cản về công nghệ thông tin

Việc áp dụng mô hình học tập blended learning có thể tạo ra rào cản đối với những sinh viên không quen thuộc với công nghệ. Muốn triển khai phương pháp này đòi hỏi phải có một nhóm hỗ trợ kỹ thuật để đào tạo nhân viên. Bởi đôi khi các cập nhật, nâng cấp hệ thống là trở ngại đối với cả người học và tổ chức đào tạo.

3.3 Xáo trộn tại nơi làm việc

Việc phải cân nhắc và điều chỉnh lịch trình học tập trực tuyến và offline có thể gây ra sự xáo trộn trong lịch làm việc của học viên. Vì vậy tổ chức giáo dục cần phải cung cấp các lịch trình học linh hoạt và cho phép sinh viên tự quản lý thời gian học tập của mình.

>> Xem thêm: Lợi ích của việc ứng dụng Gamification trong giáo dục và đào tạo trực tuyến

4. 6 mô hình học tập blended learning giúp phát huy hiệu quả trong đào tạo

Hiện nay có 6 mô hình học tập blended learning mà các tổ chức có thể áp dụng trong đào tạo trực tuyến. Ở đó người đào tạo có thể xây dựng môi trường học tập tiên tiến, cá nhân hóa cho người học.

4.1 Mô hình face-to-face

Mô hình học tập blended learning này phù hợp với các lớp học đa dạng, học viên thuộc trình độ và khả năng khác nhau như:

  • Học sinh có sự chuẩn bị tốt, thành thạo với các kiến thức sẽ có thể tiếp thu bài học một cách nhanh chóng. Vì vậy các bài học sẽ được sắp xếp với độ khó dựa theo khả năng của các sinh viên có khả năng nắm bắt kiến thức cao.
  • Ngược lại những học sinh chưa có sự chuẩn bị tốt, chưa thành thạo với kiến thức sẽ được hướng dẫn cách làm bài tập để nhanh chóng nâng cao trình độ hiện tại.

4.2 Mô hình luân phiên

Mô hình học luân phiên được ứng dụng rộng rãi tại nhiều trường tiểu học, dựa theo việc kết hợp giữa các buổi học trực tiếp và học trực tuyến theo một lịch trình định sẵn. Học sinh sẽ tham gia vào các buổi học trực tiếp để thảo luận và làm việc nhóm, sau đó tiếp tục học tập trực tuyến để tự nghiên cứu và hoàn thành các bài tập.

4.3 Mô hình flex

Mô hình học tập blended learning flex cho phép học viên tự quản lý thời gian và cách tiếp cận nội dung học tập thông qua việc tự chọn thời gian và địa điểm học tập phù hợp với lịch trình và nhu cầu cá nhân của mình. Do đó thích hợp với những môi trường như:

  • Môi trường thay thế khi các lớp học truyền thống không thành công
  • Môi trường có học viên vừa học vừa làm

>> Xem thêm: Khám phá phương pháp lớp học đảo ngược 

4.4 Mô hình Online Lab School

Với mô hình này, học sinh sẽ học tập qua môi trường trực tuyến có sự giám sát của thầy cô với bộ nội dung được soạn thảo sẵn, phù hợp với những đối tượng như:

  • Học sinh có tốc độ tiếp thu kiến thức chậm hơn so với phương pháp học truyền thống
  • Học sinh được tự do sắp xếp thời khóa biểu
Những mô hình Blended - Learning hiệu quả hiện nay

Những mô hình blended learning hiệu quả hiện nay

4.5 Mô hình self blended

Với mô hình học tập blended learning này, học sinh vẫn sẽ theo học những lớp học truyền thống và đăng ký thêm các khóa học để bổ sung kiến thức. Mô hình này thường áp dụng cho đối tượng là sinh viên muốn tham gia khóa học để nâng cao thêm khả năng chuyên môn.

4.6 Mô hình Online Driver

Loại mô hình học tập blended learning này chủ yếu tập trung vào học trực tuyến, trong đó sinh viên tự quản lý thời gian và cách tiếp cận nội dung học tập. Giáo viên đóng vai trò như một người hướng dẫn và cung cấp hỗ trợ khi cần thiết. Sinh viên, học viên nếu có thắc mắc sẽ nhắn tin hỏi giảng viên thông qua các nền tảng giao tiếp trực tuyến.

5. Kết luận

Tóm lại, việc áp dụng mô hình học tập blended learning không chỉ là mô hình giáo dục tiên tiến mà còn gia tăng tính hiệu quả trong môi trường đào tạo trực tuyến. Hy vọng phương pháp đào tạo này sẽ giúp các giáo viên có thể theo sát trình độ của học viên và xây dựng nội dung đào tạo chất lượng.