Lời khen mang đến nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là các em nhỏ ở lứa tuổi tiểu học. Việc sử dụng những lời khen ngợi có tính mục đích và chiến lược thường xuyên được đánh giá là biện pháp để thúc đẩy học sinh. Vấn đề mà thầy cô và phụ huynh cần quan tâm đó là khen ngợi học sinh thế nào là phù hợp?

1. Lời khen ngợi có tác dụng gì?

Những kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ tác động rõ rệt của việc đưa ra lời khen ngợi có ý nghĩa để truyền cảm hứng và củng cố hành vi tích cực của học sinh. Việc khen ngợi sẽ làm gia tăng sự hợp tác, tham gia, nỗ lực trong các nhiệm vụ học tập. Theo nhiều nghiên cứu việc khen ngợi vẫn có tác dụng ngay cả với những học sinh có vấn đề về hành vi. Có lẽ chúng đều đã trải nghiệm cảm giác được khen ngợi. Nó đã làm thay đổi cả người khen và người được khen.

lời khen ngợi có công dụng vô cùng lớn đối với trẻ

Lời khen ngợi có công dụng vô cùng lớn đối với trẻ

2. Nguyên tắc của lời khen

Nhiều nhà khoa học đã đưa ra nguyên tắc chung của lời khen, theo các chuyên gia tâm lý học nhận thức Daniel Willingham để thúc đẩy trẻ thì việc khen ngợi nên là:

  • Thể hiện sự chân thực và chân thành
  • Mang tính cá nhân mang tính cá nhân
  • Lời khen không phải những câu nói chung chung
  • Tập trung tốt vào quá trình chứ không phải kết quả cuối cùng
  • Khen ngay lập tức
  • Lời khen mang tính bất ngờ

3. Chú ý điều gì để lời khen đạt hiệu quả?

Để việc khen ngợi học sinh đạt được hiệu quả thì các thầy cô nên chú ý đến những yếu tố dưới đây.

3.1 Xây dựng thang bậc cho lời khen

Dù trẻ rất thích được khen ngợi tuy nhiên không phải học sinh nào cũng thích lời khen giống nhau. Lời khen cũng đưa lại những tác động khác nhau tùy thuộc vào cá tính của trẻ. Một cuộc nghiên cứu được diễn ra vào năm 2001 của Paul C.Burnett cho thấy rằng những học sinh tiểu học và trung học thường thích những lời khen ngợi mang tính công khai, trong khi những học sinh trung học thích những lời khen “riêng tư” hơn. 

Tương tự thì một cuộc điều tra vào năm 2016 do Đại học Massachusetts Amherst rằng 73% học sinh đã chọn “khen ngợi bằng cá nhân một cách riêng tư” là điều họ rất thích. Theo chuyên gia nghiên cứu Amherst, khi kết hợp lời khen với những phần thưởng sẽ củng cố mạnh mẽ hơn cho hành vi tích cực đối với một nhóm học sinh.

cần xây dựng thang bậc khi khen ngợi học sinh

Cần xây dựng thang bậc khi khen ngợi học sinh

3.2 Chi tiết và cụ thể

Thay vì sử dụng các lời khen chung chung (“Tốt!”), sẽ làm giảm sự hứng thú của học sinh, thầy cô hãy thử một trong số những lựa chọn thay thế dưới đây:

Khen ngợi học sinh với cảm xúc cá nhân của giáo viên “thầy cảm thấy…” để truyền đạt sự đánh giá chân thành. Ví dụ: “Thầy luôn mong muốn được nghe những gì con trả lời”.

Lời khen ngợi cần gắn với hành vi cụ thể dựa theo bằng chứng (BSP) – mô tả hành vi quan sát và đưa ra lời nhận xét tích cực. Ví dụ: “Con đã làm rất tốt khi truyền đạt ý kiến một cách riêng biệt và sáng tạo”. Một gợi ý đến từ trường đại học Vanderbilt đã khuyên rằng tần suất của lời khen ngợi là 15 phút/ lần.

“Lời khen ngợi hiệu quả” mô tả cụ thể những hành vi tích cực và giải thích tại sao học sinh lại đặc biệt. Ví dụ: “Đặt những câu hỏi xuất sắc hoặc con đã chú ý lắng nghe bạn khác phát biểu…”

Hãy phản hồi mô tả và đặt ra các câu hỏi mở để học sinh suy ngẫm. Ví dụ: “Jamal, các bạn trong lớp đã thực sự tập trung vào bài thuyết trình của con. Con nghĩ yêu tố gì trong bài làm của mình giúp cho mọi người chú ý đến?”

Để xác định được mong muốn và sở thích của trẻ, thầy cô nên khảo sát lớp học vào đầu năm. Hỏi xem học sinh có thích nhận lời cảm ơn, khen ngợi thông qua phụ huynh hay cá nhân, thích được khen công khai hay gửi thư khen. Hãy tạo nên một danh sách phần thưởng và yêu cầu học sinh xác định ba lựa chọn hàng đầu mà chúng yêu thích. Khám phá những gì củng cố các định hướng nỗ lực học tập cho các em.

3.3 Kết hợp điểm tốt của trẻ và sự chân thành

Trong khi các trẻ em mầm non phản ứng tốt đối với những lời khen công khai thì một cuộc nghiên cứu ngẫu nhiên khác vào năm 1987 cho thấy học sinh ở trường tiểu học và những cấp cao hơn lại có những phản ứng trái ngược đối với những lời khen ngợi quá mức. Trên thực tế thì có nhiều lời khen ngợi có thể làm giảm sự nỗ lực của các em học sinh. Để đạt được hiệu quả tối đa thì thầy cô cần kết hợp những điểm tốt của trẻ và sự chân thành. 

thể hiện sự chân thành khi khen thưởng học sinh

Thể hiện sự chân thành khi khen thưởng học sinh

>> Xem thêm: Phương pháp dạy học ở tiểu học

3.4 Khen ngợi học sinh thế nào cho chuyên nghiệp?

  • Hãy lập kế hoạch: Trước khi lớp học bắt đầu, hãy lên kế hoạch khen ngợi một số học sinh cụ thể. Cố gắng ghi nhận những gì mà các em đã làm để thầy cô bình luận và đưa ra lời khen hợp lý. Sau đó lan rộng lời khen và tình yêu cho tất cả học sinh một cách đồng đều.
  • Nắm mục tiêu các hành vi học tập cụ thể: Theo tác giả Jim Wright của Trung tâm Can thiệp, liệt kê một số yếu tố có thể được củng cố thông qua sự khen ngợi, bao gồm nỗ lực, tính chính xác, sự thành thạo, mục tiêu và đáp ứng tốt mọi tiêu chuẩn.
  • Khuyến khích lời khen ngợi từ chính các em học sinh với nhau: Cuộc nghiên cứu Amherst vào năm 2016 phát hiện ra rằng các em học sinh đánh giá cao sự tán dương của các bạn cùng lớp. Nhưng lại thích những cử chỉ phi ngôn ngữ như high – fives (đập tay) hơn là lời khen ngợi công khai. Thầy cô cũng cần chú ý, không thể thay thế hoàn toàn những lời khen của giáo viên bằng lời khen của các bạn học sinh giành cho nhau. Theo nghiên cứu, học sinh thực sự đánh giá cao sự khen ngợi của giáo viên so với nhiều lời khen khác. 
  • Bình tĩnh: Thầy cô nên nói chuyện từ tốn, bình tĩnh để trấn an đứa trẻ hay lo lắng và giúp chúng gắn kết với người lớn, việc giao tiếp đối với trẻ đôi khi còn có có giá trị hơn so với lời khen ngợi.

4. Kết luận

Trên đây là toàn bộ những gợi ý về việc đưa ra lời khen thưởng giúp tạo động lực và cải thiện kết quả học tập ở học sinh. Mong rằng thầy cô sẽ chọn lựa được quy tắc khen ngợi học sinh phù hợp để tôn vinh những nỗ lực, cố gắng của các em một cách hiệu quả.