Phương pháp dạy học tích cực từ lâu đã được đánh giá cao với những lợi ích mà nó mang lại cho học sinh và giáo viên. Việc áp dụng phương pháp dạy học này trở thành  một xu thế tại các hệ thống giáo dục hiện nay. Nhưng bạn có thực sự hiểu bản chất phương pháp dạy học tích cực là gì? Có vài điều quan trọng mà bạn cần tìm hiểu sẽ được tiết lộ ngay dưới đây. 

bản chất của phương pháp dạy học tích cực

1. Bản chất phương pháp dạy học tích cực là gì?

Bản chất phương pháp dạy học tích cực có thể xét trên nhiều phương diện để hiểu rõ. Nếu xét trên vai trò của giáo viên, thì bản chất của phương pháp này là lấy người học làm trung tâm, làm gốc trong quá trình giảng dạy và tiếp nhận kiến thức.

Nếu xét trên vai trò của phương pháp này thì bản chất của dạy học tích cực là phát huy sự tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 

Và dù hiểu bản chất của phương pháp dạy học tích cực như thế nào thì nó cũng dựa trên yếu tố là học sinh làm chủ, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của bản thân trong quá trình thu nhận kiến thức. 

bản chất của phương pháp dạy học tích cực

Bản chất phương pháp dạy học tích cực là gì?

2. Những khó khăn trong việc giảng dạy theo đúng bản chất của phương pháp dạy học tích cực

Thực tế là nhiều giáo viên vẫn đánh giá lý luận về phương pháp dạy học tích cực thường khá mơ hồ và chưa rõ phương cách để thực hiện theo đúng mục tiêu. Vì vậy, có không ít giáo viên hiện nay, dù muốn áp dụng phương pháp dạy học này một cách hiệu quả, nhưng chỉ thực hiện ở một mức độ là: Phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh đối với việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo chương trình hoá. 

Trong khi đó, việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh thì không nhiều giáo viên làm được. Việc sáng tạo trong học tập có chăng chỉ là dựa trên những kinh nghiệm đã xuất hiện trong tình huống quen thuộc nào đó. 

Đây chính là thách thức đối với giáo viên hiện nay trong việc áp dụng lý luận phương pháp dạy học tích cực vào thực tiễn giảng dạy. 

bản chất của phương pháp dạy học tích cực

Những khó khăn trong việc giảng dạy theo đúng bản chất của phương pháp dạy học tích cực.

3. Gợi ý một số phương pháp dạy học tích cực

Mặc dù đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với việc giảng dạy, nhưng phương pháp dạy học tích cực sẽ là một xu thế của giáo dục toàn cầu. Vì khi đó, học sinh mới thực sự làm chủ được những kiến thức và vận dụng nó một cách hiệu quả. Vì vậy, là một giáo viên, bạn cần tích cực trong việc xây dựng và phát triển một chương trình giảng dạy theo phương pháp tích cực. Dựa vào quan niệm của phương pháp dạy học tích cực, dưới đây là một số gợi ý để các giáo viên có được một chương trình giảng dạy mang tính tích cực, hiệu quả nhất. 

3.1 Duy trì các ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống

Không thể phủ nhận những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống là giúp học sinh tiếp nhận kiến thức có hệ thống và rõ ràng. Các phương pháp như đàm thoại, thuyết trình vẫn cần được duy trì, để giáo viên có thể truyền tải những kiến thức khó một cách hiệu quả nhất. Nhưng cần nâng cao, cải thiện việc thuyết trình hay đàm thoại đó một cách linh hoạt, thú vị và hấp dẫn hơn. 

bản chất của phương pháp dạy học tích cực

Duy trì các ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống

Ngoài việc chuẩn bị sẵn sàng những kiến thức trước khi bước vào giờ giảng, giáo viên cần chuẩn bị hệ thống các câu hỏi, cách xử lý các câu trả lời của học sinh và kỹ thuật làm mẫu trong quá trình luyện tập. 

3.2 Kết hợp nhiều phương pháp

Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng mà giáo viên cần cố gắng để đạt được. Để có một giờ học hiệu quả, giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy để tăng khả năng tương tác với học sinh, giúp học sinh luôn ở trạng thái động để tiếp nhận kiến thức. 

3.3 Kết hợp công nghệ trong giảng dạy

Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, quá trình dạy học có thể trở nên thú vị, sinh động và hấp dẫn hơn với các thiết bị công nghệ. Đây là một điều mà các giáo viên hiện nay cần tích cực áp dụng, nhưng chú ý là sử dụng khéo léo, không nên lạm dụng quá đà. 

bản chất của phương pháp dạy học tích cực

Kết hợp công nghệ trong giảng dạy

3.4 Phương pháp định hướng hành động

Phương pháp định hướng hành động sẽ cần sự kết hợp giữa hoạt động của trí não và cả chân tay. Trong giờ học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên mang tính định hướng, học sinh sẽ thực hiện các nhiệm vụ được giao có kết hợp hoạt động tư duy và hoạt động tay chân. 

3.5 Phương pháp dạy học dựa trên đặc thù môn học

Dựa trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn, giáo viên sẽ lựa chọn, xây dựng và áp dụng một phương pháp dạy học tích cực phù hợp. Nếu là các môn khoa học tự nhiên, các phương pháp quan sát, thí nghiệm, phân tích, lắp ráp sản phẩm,… sẽ là những sự lựa chọn hoàn hảo. Trong khi đó, các môn học xã hội, sẽ cần phát triển tư duy, cảm nhận, cảm xúc, khả năng phân tích, đánh giá, hay áp dụng vào các tình huống thực tiễn. 

bản chất của phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học dựa trên đặc thù môn học

3.6 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Đây được xem là phương pháp dạy học có thể kích thích khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của học sinh. Đúng với bản chất của phương pháp dạy học tích cực, với phương pháp này, giáo viên có thể xây dựng một tình huống trong môn học hoặc có thể là ngoài thực tiễn, để từ đó học sinh sự tự động suy nghĩ, hình thành tư duy về vấn đề đó và đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp. 

3.7 Phương pháp nghiên cứu, thực nghiệm

Hiện nay có một số phương pháp dạy học tích cực dựa theo các nghiên cứu, thí nghiệm và thường được áp dụng cho các môn học tự nhiên.

Ví dụ khi có các chủ đề về môi trường hoặc giao thông thì các giáo viên có thể tổ chức các góc nhỏ bao gồm: viết, vẽ, đọc, xem video, thảo luận,…

Trên đây là những chia sẻ về bản chất của phương pháp dạy học tích cực cũng như một số gợi mở về phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các giáo viên có thêm những kiến thức quý giá để sẵn sàng xây dựng một chương trình giảng dạy hiệu quả, phù hợp với xu thế hiện nay.