Giáo dục hiện đại đặt ra một yêu cầu cấp thiết đó là làm thế nào để học sinh có thể phát huy được khả năng, tích cực và chủ động trong việc học tập. Đây cũng là điều mà bất kỳ giáo viên nào hiện nay cũng cần nghiên cứu để đạt đáp ứng. Phương pháp dạy học tích cực trở thành kim chỉ nam cho việc giảng dạy hiện nay. Vậy nếu bạn là một giáo viên, bạn hiểu quan niệm về phương pháp dạy học tích cực như thế nào? 

quan niệm về phương pháp dạy học tích cực

Quan niệm về phương pháp dạy học tích cực nên được hiểu thế nào cho đúng?

1. Quan niệm về phương pháp dạy học tích cực hiện nay nên hiểu như thế nào cho đúng?

Để việc học tập đạt kết quả tốt nhất, học sinh cần là người chủ động tham gia, phát huy được những khả năng, sự sáng tạo của bản thân. Giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh của mình trong việc rèn luyện kỹ năng, tạo hứng thú trong việc học và giúp học sinh biết cách để ứng dụng những kiến thức trên sách vở vào thực tế. Vậy quan niệm về phương pháp dạy học tích cực hiện nay nên hiểu như thế nào cho đúng?

1.1 Quan niệm về tính tích cực trong học tập

Trước tiên bạn cần hiểu tính tính cực trong học tập là như thế nào và biểu hiện cụ thể là gì. Có thể hiểu tính tích cực trong học tập là thái độ hứng thú, sự cố gắng hết mình cả tâm sức đến trí lực để chiếm lĩnh kiến thức. 

quan niệm về phương pháp dạy học tích cực

Quan niệm về tính tích cực trong học tập

Điều này có thể được biểu hiện:

  • Hăng hái trả lời các câu hỏi được đặt ra
  • Tích cực đóng góp ý kiến của mình về vấn đề 
  • Tự đặt ra những câu hỏi về những vấn đề chưa được làm rõ
  • Yêu cầu được giải thích thêm về vấn đề
  • Chủ động tìm kiếm, bổ sung kiến thức, kỹ năng mới
  • Luôn cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong môn học
  • Luôn tích cực để tiếp nhận kiến thức, không nản chí, không sợ khó khăn,…

1.2 Quan niệm về phương pháp dạy học tích cực hiện nay

Trên đây là những yếu tố để xác định tính tích cực của học sinh đối với việc học tập. Dựa vào đó, thì có thể hiểu quan niệm về phương pháp dạy học tích cực là: Phương pháp dạy học có thể phát huy khả năng sáng tạo, sự chủ động và tinh thần ham học hỏi của học sinh. Khi sử dụng phương pháp giảng dạy, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, còn học sinh là trung tâm và chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức, biến những kiến thức trên sách vở trở thành tri thức của bản thân, có thể vận dụng chúng vào đời sống một cách thành thạo. 

Quan niệm về phương pháp dạy học tích cực

Quan niệm về phương pháp dạy học tích cực hiện nay

Phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm có thể được hiểu không chỉ là một phương pháp giảng dạy trong lớp học, mà nó nên là một quan niệm về giáo dục và ảnh hưởng đến mục tiêu, nội dung, chương trình giảng dạy,….

2. Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực là gì?

Sau khi đã hiểu về quan niệm phương pháp dạy học tích cực là gì, hãy tìm hiểu về một số đặc điểm nổi bật của phương pháp này. Có 3 đặc điểm chính của phương pháp này đó là:

2.1 Học sinh chủ động, tích cực trong giờ học

Với vai trò là người làm chủ, học sinh sẽ chủ động và tích cực tham gia vào giờ học, để đạt được những kiến thức từ giáo viên. Học sinh sẽ tiếp nhận những kiến thức đó một cách chủ động và tự tìm cho mình một phương pháp nào đó để ghi nhớ những kiến thức đó một cách hiệu quả. 

quan niệm về phương pháp dạy học tích cực

Học sinh chủ động, tích cực trong giờ học

2.2 Học sinh luôn sẵn sàng rèn luyện và nâng cao kiến thức

Dựa vào quan niệm về phương pháp dạy học tích cực, học sinh luôn là người chủ động để tiếp nhận kiến thức. Vì vậy, bên cạnh tiếp nhận, học sinh còn rất chú tâm vào việc rèn luyện để nâng cao kiến thức. 

Giáo viên trong giai đoạn này, nên hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh về phương pháp tự học hiệu quả, giúp học sinh hình thành những thói quen tự học, từ đó giúp học sinh có nhiều đam mê hơn trong việc khám phá kiến thức và đạt kết quả tốt trong việc học. 

quan niệm về phương pháp dạy học tích cực

Học sinh luôn sẵn sàng rèn luyện và nâng cao kiến thức

2.3 Giờ học có sự phối hợp tự học và làm việc nhóm

Tự học là một yêu cầu đặc biệt đối với phương pháp dạy học tích cực. Nhưng trước khi tự học, giáo viên cần xây dựng một chương trình học tập có sự phối hợp giữa các học sinh, giữa học sinh và giáo viên. 

Các hoạt động thảo luận nhóm, làm việc nhóm là một gợi ý lý tưởng  xây dựng một giờ học tích cực. Vì thông qua đó, mỗi học sinh có thể trình bày những ý kiến của mình, tăng khả năng giao tiếp và làm việc tập thể. Đó cũng là một trong những vấn đề nên tăng cường thực hiện trong các giờ học theo phương pháp dạy học tích cực ở Việt Nam. 

2.4 Kết hợp đánh giá và tự đánh giá

Trong chương trình giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực hiện nay, giáo viên nên hướng dẫn học sinh kỹ năng tự đánh giá. Điều này là vô cùng quan trọng. Vì thông qua việc tự đánh giá, học sinh có thể hiểu được bản thân mình trong việc học tập, từ đó điều chỉnh việc học tập của mình. 

Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần khuyến khích học sinh phát huy sự sáng tạo, sự chủ đông của mình trong việc xử lý các vấn đề của bản thân, cũng như hỗ trợ học sinh khác. Khi đó, học sinh sẽ nhận thấy được “sự làm chủ” của mình. 

quan niệm về phương pháp dạy học tích cực

Kết hợp đánh giá và tự đánh giá

Trên đây là chia sẻ về quan niệm về phương pháp dạy học tích cực, một số đặc điểm nổi bật của phương pháp này. Có thể thấy đây là một xu thế giảng dạy cần được nhân rộng tại các trường học, vì nó thật sự giúp học sinh làm chủ kiến thức và giành được những kết quả tích cực trong việc học và phát triển bản thân. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được những cách nhìn chính xác về phương pháp dạy học tích cực hiện nay, từ đó có những sự điều chỉnh tốt nhất trong việc giảng dạy của mình.