7 nguyên tắc dạy học trực tuyến nhất định phải nắm rõ
Nắm rõ 7 nguyên tắc dạy học trực tuyến giúp bạn định hướng và thực hành dạy học trực tuyến hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu những nguyên tắc này để áp dụng cho quá trình giảng dạy của mình nhé!
1. Dạy học phát triển
Năng lực là sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh phát triển và áp dụng để học tập, sống và làm việc thành công. Dạy học phát triển năng lực nhấn mạnh các khía cạnh của việc học áp dụng trong và trên tất cả các môn học trong chương trình giảng dạy từ Mẫu giáo đến Lớp 12.
Dạy học phát triển cũng được xem là tôn chỉ quan trọng trong dạy học tích cực, việc lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy hết khả năng của trẻ là yếu tố quan trọng mà mỗi giáo viên phải nắm vững khi dạy học đặc biệt là dạy học trực tuyến.
2. Học đi đôi với hành, giáo dục phải gắn liền với cuộc sống
Khi kiến thức liên quan đến phát triển con người và học tập đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, cơ hội để hình thành các phương pháp giáo dục hiệu quả hơn cũng tăng lên. Tuy nhiên, việc tận dụng những tiến bộ này đòi hỏi phải tích hợp những hiểu biết sâu sắc trên nhiều lĩnh vực — từ khoa học sinh học và thần kinh đến tâm lý học, xã hội học, khoa học phát triển và học tập — và kết nối chúng với kiến thức về các phương pháp tiếp cận thành công đang nổi lên trong giáo dục. Các điều kiện môi trường hỗ trợ thúc đẩy các mối quan hệ và cộng đồng bền chặt. Chúng bao gồm các mối quan hệ bền vững tích cực thúc đẩy sự gắn bó và kết nối tình cảm; an toàn về thể chất, tình cảm và danh tính; và cảm giác thân thuộc và mục đích;
Các chiến lược giảng dạy hiệu quả hỗ trợ động lực, năng lực và học tập tự định hướng. Các chương trình giảng dạy, giảng dạy và chiến lược đánh giá này bao gồm hướng dẫn được xây dựng kỹ lưỡng và đánh giá liên tục nhằm hỗ trợ sự hiểu biết về khái niệm, tính đến kiến thức và kinh nghiệm trước đây của học sinh, đồng thời cung cấp lượng thách thức và hỗ trợ phù hợp cho các nhiệm vụ học tập có liên quan và hấp dẫn.
Học tập Xã hội và Cảm xúc giúp nuôi dưỡng các kỹ năng, thói quen và tư duy giúp tiến bộ học tập, hiệu quả và hành vi hiệu quả. Chúng bao gồm khả năng tự điều chỉnh, chức năng điều hành, nhận thức nội tâm và kỹ năng giữa các cá nhân, tư duy phát triển và ý thức tự quản hỗ trợ khả năng phục hồi và hành động hiệu quả.
Hệ thống hỗ trợ cho phép phát triển lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của học sinh và giải quyết các rào cản học tập. Chúng bao gồm một hệ thống nhiều tầng hỗ trợ học tập, sức khỏe và xã hội cung cấp các nguồn lực được cá nhân hóa trong và ngoài lớp học để giải quyết và ngăn chặn các con đường vòng phát triển, bao gồm các điều kiện chấn thương và nghịch cảnh.
– Giáo dục cần gắn liền với thực tiễn sao cho các em có thể vận dụng kiến thức để tự lập, tham gia công việc vừa sức.
– Điều này làm trẻ bền vững và sâu sắc, kỹ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
– Hơn nữa, giáo viên cần suy nghĩ tạo ra mọi điều kiện, tình huống để trẻ ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động phong phú.
3. Nguyên tắc trực quan
– Dạy học dựa trên trực quan được la.A.Kômenski gọi là nguyên tắc vàng của lý luận dạy học. Ông chỉ ra rằng, sự nhận biết đều bắt đầu từ cảm nhận.
– Cơ sở nguyên tắc này là sự thống nhất giữa quá trình nhận thức cảm tính và lý tính.
– Ở trẻ mầm non, loại hình tư duy chủ yếu là tư duy trực quan, hành động (thử bằng tay).
– Sử dụng các thiết bị trực quan đa dạng trọng dạy học, các vật trực quan có tính tự nhiên, các vật có tính tạo hình và các vật có tính đồ họa.
4. Nguyên tắc tính hệ thống và trình tự
– Hình thành các biểu tượng theo hướng trật tự logic nhất định, nội dung kiến thức được mở rộng phức tạp dần dần theo trình tự, nhờ vậy mà hệ thống kỹ năng và kỹ xảo được hình thành.
– Đảm bảo tính hệ thống trình tự cần chương trình và kế hoạch học tập lập theo từng năm. Nội dung được sắp xếp logic giúp trẻ lĩnh hộ dễ dàng.
– Kiến thức được trẻ lĩnh hộ dễ dàng hơn nếu các giác quan đều được tham gia. Hơn nữa giáo viên cần tạo cho trẻ điều kiện để sử dụng kỹ năng và kỹ xảo trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
5. Nguyên tắc dạy học vừa sức
– Nội dung dạy học cần tuân thủ nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ khó đến dễ để từ cái chưa biết đến biết, từ gần ra xa. Trẻ sẽ lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng phù hợp này tùy vào đặc điểm và mức độ phát triển trí tuệ của trẻ.
– Dựa trên lý thuyết về vùng phát triển của Vưgotxki.
– Trong quá trình dạy học giáo viên cần sử dụng hiệu quả nhiều biện pháp dạy học khác nhau, sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội nội dung hơn.
6. Nguyên tắc tính khoa học
Luôn luôn phải đảm bảo tính khoa học trong quá trình giảng dạy để tránh tối đa việc nhầm lẫn hay sai lệch kiến thức:
– Giáo viên nắm và vận dụng những thành tựu của khoa học giáo dục.
– Để đảm bảo tính khoa học cần dạy trẻ cách khái quát trong quá trình hình thành. Trẻ cũng cần đảm bảo tính thống nhất, thao tác kiến thức, kỹ năng và thái độ.
– Cần đảm bảo tính chính xác, khoa học về tất cả mọi mặt như ngôn ngữ, ký hiệu, … góp phần làm phong phú ngôn từ của trẻ.
>> Xem thêm: Mẹo dạy học online kiếm tiền cực hot cho giáo viên
7. Đảm bảo tính ý thức, phát huy tích cực ở trẻ
Nguyên tắc thứ 7 là đảm bảo tính ý thức, phát huy tích cực ở trẻ nguyên tắc này giúp đảm bảo:
– Để nắm được những kiến thức toán học sơ đẳng phải tạo mọi điều kiện để phát huy tính tích cực của trẻ với toán.
– Trẻ phải có kỹ năng tri giác và phân tích những dấu hiệu cơ bản. Tính ý thức được hình thành, vì vậy trong quá trình dạy học cần tạo mọi điều kiện để trẻ chủ động tìm tòi góp phần kích thích hoạt động tư duy.
– Để đảm bảo nguyên tắc cần hình thành và phát triển ở trẻ các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp.
– Giáo dục trẻ nhu cầu suy nghĩ, hứng thú vượt khó, kỹ năng giải quyết vấn đề nghiệp vụ đã đặt ra. Từ đó đó cho trẻ thái độ học tập và sự hứng thú với các biểu tượng toán học.
Trên đây là 7 nguyên tắc dạy học trực tuyến quan trọng mà bạn không được bỏ qua. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm được những thông tin hữu ích nhất cho mình.