Tất tần tật những điều cần biết về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục, sự thay đổi trong phương pháp dạy học là một yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học. Khác với các phương pháp truyền thống, việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là giúp học sinh trở nên chủ động, sáng tạo và tích cực hơn. Vậy bạn đã biết về việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực? Có một vài điều quan trọng và thú vị sẽ được tiết lộ ngay dưới đây mà bạn không nên bỏ qua!
1. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là gì?
Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực được biết đến như một yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với giáo dục hiện đại. Đây là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khác với phương pháp truyền thống – Tập trung vào giáo viên là chủ yếu.
Bản chất của phương pháp dạy học tích cực này là giáo viên sẽ đóng vai trò là người gợi mở vấn đề, học sinh là người sẽ cần chủ động vận dụng tư duy và sự sáng tạo của mình để khám phá, giải thích và giải quyết vấn đề đó.
2. Lợi ích của sử dụng phương pháp dạy học tích cực là gì?
Theo nhiều nghiên cứu, phương pháp dạy học tích cực thật sự mang lại nhiều lợi ích cho việc người học. Một số lợi ích tuyệt vời của phương pháp dạy học này đó là:
- Tăng khả năng tiếp nhận kiến thức
- Tăng khả năng phát triển tư duy phản biện
- Tăng khả năng giải quyết vấn đề
- Cải thiện các kỹ năng như: Tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm
Đây là những tác động tích cực của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực đối với quá trình học tập đối với học sinh. Và cái quan trọng nhất đối của phương pháp này đó là tạo động lực cho học sinh, giúp học sinh có nhiều hứng thú hơn với việc học tập, nghiên cứu.
Và đến đây thì một câu hỏi được đặt ra, đó là: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực như thế nào để đạt hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ được tiết lộ ngay dưới đây.
3. Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực như thế nào cho hiệu quả?
Để việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực đạt kết quả tốt nhất, giáo viên cần phân loại và xác định mình đang giảng dạy cho nhóm đối tượng học sinh nào. Và có 3 nhóm cấp độ được phân loại ở đây đó là: Trẻ mầm non, Học sinh tiểu học và Học sinh THPT. Và ở 3 nhóm cấp độ này, sẽ có những cách vận dụng phương pháp dạy học tích cực khác nhau.
3.1 Áp dụng phương pháp dạy học tích cực ở cấp mầm non
Mầm non được biết đến là khoảng thời kỳ lý tưởng để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, gồm thể chất, trí tuệ, tình cảm, tinh thần. Đây cũng là khoảng thời gian trẻ tiếp nhận thông tin nhanh nhất, nên rất dễ học theo. Vì vậy, ở cấp độ mầm non, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực rất dễ thấy những kết quả tích cực.
Giáo viên hãy thúc đẩy các phương pháp dạy học mang tính tương tác tích cực, để trẻ thấy, cảm nhận và hình dung chính xác các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Quá trình tương tác, trao đổi giữa trẻ và giáo viên, giữa trẻ với trẻ cũng sẽ giúp trẻ biểu đạt được vấn đề một cách hiệu quả.
3.2 Áp dụng phương pháp dạy học tích cực ở cấp tiểu học
Khi trẻ bước vào cấp tiểu học, trẻ sẽ phải tiếp cận với lượng kiến thức khá lớn từ các môn học. Để giúp trẻ “tiêu hoá” được lượng kiến thức này, giáo viên nên sử dụng phương pháp dạy học tích cực thay vì các phương pháp truyền thống. Với phương pháp này sẽ thúc đẩy sự chủ động, tư duy sáng tạo ở trẻ, giúp quá trình học tập đạt kết quả tốt hơn.
Một số ví dụ phương pháp dạy học tích cực ở cấp tiểu học được đề xuất đó là:
- Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp giáo viên đặt ra câu hỏi, học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: Phương pháp để học sinh tự phát hiện, đặt ra và giải quyết vấn đề gặp phải trong quá trình học tập.
- Phương pháp hoạt động nhóm: Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ và mỗi nhóm sẽ được giao 1 nhiệm vụ để cùng giải quyết.
- Phương pháp đóng vai: Phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định
- Phương pháp động não: Phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy ra nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề được đặt ra.
3.3 Áp dụng phương pháp dạy học tích cực ở cấp THPT
Đối với học sinh ở cấp THPT, sử dụng phương pháp dạy học tích cực cũng đóng vai trò quan trọng không kém so với các cấp nhỏ hơn. Lượng kiến thức khổng lồ từ các môn học, công thêm những kiến thức xã hội để chuẩn bị cho con đường học tập cao hơn, sẽ cần học sinh thật sự chủ động trong quá trình học.
Đối với cấp độ THPT, một số ví dụ phương pháp dạy học tích cực được các nhà nghiên cứu đề xuất đó là:
- Phương pháp đóng vai: Là phương pháp nhập vai mô phỏng tình huống thực tế và đòi hỏi học sinh cần một số kỹ năng ứng xử để giải quyết vấn đề.
- Phương pháp trò chơi: Là phương pháp mà giáo viên sẽ cho học sinh tiếp cận vấn đề, trải nghiệm và xử lý vấn đề đó thông qua trò chơi.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Cũng giống như ở cấp độ tiểu học, khi áp dụng phương pháp này, giáo viên sẽ chia lớp học thành các nhóm nhỏ, cho phép học sinh trao đổi, thảo luận về vấn đề được chỉ định.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Là phương pháp sử dụng một câu chuyện hay tình huống điển hình, mang tính thực tế, cho phép học sinh được bàn luận và nêu ra ý kiến về vấn đề, tình huống đó.
- Phương pháp trực quan kết hợp cùng công nghệ: Là phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học mang tính trực quan như sơ đồ, biểu đồ, hình hoạ,… cùng các thiết bị công nghệ như máy chiếu, màn hình, video, hình ảnh,… để giúp học sinh thấy rõ vấn đề.
4. Kết luận
Có thể thấy việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực là một trong những yêu cầu quan trọng đối việc dạy và học hiện nay. Áp dụng đúng, đủ phương pháp dạy học, mang lại những kết quả tích cực cho quá trình học tập, giúp học sinh làm chủ, đồng thời phát triển những kỹ năng cần thiết cho quá trình học tập và phát triển lâu dài. Vì vậy, nếu bạn là một giáo viên và cần tìm một phương pháp dạy học hiệu quả, dạy học tích cực chính là đáp án chính xác nhất!