Nắm rõ những Ưu và nhược điểm khi triển khai hệ thống LMS giúp đơn vị hiểu rõ hệ thống quản lý cũng như phát huy các tính năng nổi bật của nó. Đặc biệt là hạn chế những nhược điểm không đáng có. Cùng tìm hiểu những Ưu và nhược điểm khi triển khai hệ thống LMS qua bài viết này để đi tìm câu trả lời cho mình bạn nhé!

1. Tổng hợp những Ưu và nhược điểm khi triển khai hệ thống LMS

Việc sử dụng phần mềm LMS đem lại rất nhiều những tiện ích nổi bật cho doanh nghiệp, trường học, cơ sở giáo dục, … so với phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định mà doanh nghiệp, trường học, … cần nắm rõ để cải thiện hệ thống của mình.

Vai trò của e-learning trong giáo dục đã tác động đến từng đối tượng liên quan

Vai trò của e-learning trong giáo dục đã tác động đến từng đối tượng liên quan

Cu thể Ưu và nhược điểm khi triển khai hệ thống LMS như sau:

1.1. Ưu điểm khi triển khai hệ thống LMS

Khi triển khai hệ thống LMS bạn sẽ được cảm nhận rõ nét những ưu điểm mà hệ thống này đem lại cho cơ sở của mình như sau:

Ưu điểm khi triển khai hệ thống LMS

Ưu điểm khi triển khai hệ thống LMS

– Tiết kiệm chi phí: Đặc tính của hệ thống trực tuyến là không giới hạn về vị trí địa lý, khoảng cách và số lượng học viên. Chính vì vậy các LMS đem lại giải pháp hoàn hảo khi doanh nghiệp gặp những trở ngại này, sử dụng LMS đơn vị không mất chi phí thuê địa điểm, nhân sự quản lý, đi lại, … Điều này giúp đơn vị tiết kiệm đáng kể chi phí cho mình.

– Tiết kiệm thời gian: sự chủ động giúp các đơn vị LMS tiết kiệm được thời gian của mình. Nhất là dưới điều kiện phổ cập internet rộng rãi như hiện nay thì việc chủ động lại càng dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn sẽ không mất thời gian để sắp xếp lớp học, giờ học, vị trí chỗ ngồi, … và đặc biệt không phải dạy đi dạy lại một bài học trong nhiều lần như hình thức truyền thống.

– Đáp ứng đa dạng nhu cầu của học viên: việc cung cấp đủ các tư liệu học tập, cá giáo trình cần thiết giúp các thầy cô dễ dàng quản lý nội dung học tập của học viên. Các học viêc cũng có thể truy cập vào hệ thống học tập để học bất cứ lúc nào, tại đâu, nội dung học tập theo nhu cầu của mình.

– Quản lý đơn giản và hiệu quả: Với tính năng quản lý và theo dõi hoạt động học tập chi tiết của hệ thống LMS giúp các nhà giáo dục quản lý tốt quá trình học tập của các học viên bao gồm thời gian học tập, điểm danh, báo cáo, bài tập, … đều được lưu trữ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đáp ứng đa dạng nhu cầu của học viên

Đáp ứng đa dạng nhu cầu của học viên

– Chủ động và linh động trong cập nhật nội dung học tập: Việc có thể cập nhật tài liệu mọi lúc mọi nơi, trong thời gian ngắn giúp cung cấp liên tục kiến thức cho quá trình học tập hiệu quả. Đồng thời các hệ thống này cũng thường xuyên gửi thông báo tự động đến học viên của mình giúp quá trình cập nhật thông tin diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

– Môi trường học tập được cá nhân hóa: với các phần mềm LMS học viên được hợp học tập mọi lúc mọi nơi thông qua máy tính hay thiết bị điện tử của mình giống như học trực tiếp 1:1 truyền thống. Thông qua hệ thống này, giáo viên có thể trao đổi, kiểm tra, giao bài tập, … mọi lúc mọi nơi.

– Theo dõi và quản lý tốt mọi hoạt động: dựa vào nhiều tính năng và chức năng của mình, các phần mềm LMS quản lý tốt quá trình học tập và làm việc của các nhân viên, học viên. Chủ doanh nghiệp không cần trực tiếp quản lý hoạt động mà có thể giám sát thông qua hệ thống một cách chi tiết, nhanh chóng, kịp thời nhất.

Theo dõi và quản lý tốt mọi hoạt động

Theo dõi và quản lý tốt mọi hoạt động

– Thu hẹp phạm vi địa lý: như đã tìm hiểu ở trên, phần mềm LMS giúp mọi hoạt động đều được thực hiện thông qua máy tính, internet, … điều này tác động đáng kể đến việc thu hẹp khoảng cách địa lý giữa người học và người dạy, giữa chủ doanh nghiệp với các cơ sở quản lý của minh.

Nhìn chung, LMS đem lại rất nhiều những ưu điểm nổi bật giúp hoạt động quản lý thuận tiện dễ dàng hơn bao giờ hết. Vậy Hệ thống LMS chỉ có ưu điểm? Không, các hệ thống quản lý cũng vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Đó là gì?

1.2. Vậy nhược điểm khi triển khai hệ thống LMS là gì?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hệ thống LMS, mỗi hệ thống sẽ có những ưu điểm riêng và với nhược điểm cũng vậy. Tuy nhiên, nhược điểm chung của các hệ thống này đó là:

Vậy nhược điểm khi triển khai hệ thống LMS là gì?

Vậy nhược điểm khi triển khai hệ thống LMS là gì?

– Có thể xuất hiện một số lỗi khi sử dụng: Trong quá trình sử dụng, một số phần mềm LMS gặp phải một số trục trặc chủ quan và khách quan như: cung cấp một số nội dung không liên quan điều này có thể gây một hệ quả nhất định với học viên như nhàm chán ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của học tập.

LMS khi được quản trị bởi nhiều bên có thể dẫn đến sự cố trục trặc. Vì vậy doanh nghiệp nên tính toán kỹ về số lượng quản trị để tránh sự chồng chéo ảnh hưởng đến chất lượng quản lý.

– Một số phần mềm LMS mất phí.

– Nhập nhiều thông tin không cần thiết vào hệ thống gây ảnh hưởng đến khả năng truy xuất và làm báo cáo.

– Một số lỗi khi tích hợp các công cụ và chức năng khác mà mình sử dụng vào LMS.

– Thiếu hiểu biết về các chức năng của LMS.

– Không nhận được phản hồi từ nhân viên và học viên.

– Rào cản và mặt công nghệ. LMS yêu cầu có mạng internet và thiết bị điện tử. Đây là rào cản lớn với một số nơi, một số cá nhân chưa sẵn sàng hai thiết bị này.

Một số phần mềm LMS mất phí

Một số phần mềm LMS mất phí

– Một số hạn chế từ phía người học: ứng dụng đòi hỏi khả năng làm việc độc lập, tự giác, … có kế hoạch học tập chi tiết và hiệu quả.

– Một số hạn chế về nội dung học tập: các kiến thức học tập thường được chia sẻ trên mạng internet và mang nhiều tính chất lý thuyết hơn thực hành gây nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Chưa kể tới có một số môn học không thể đào tạo qua e learning được.

2. Một số giải pháp khi sử dụng hệ thống LMS bạn nên biết

Hệ thống quản lý học tập (LMS) cung cấp nền tảng cho môi trường học tập dựa trên web bằng cách cho phép quản lý, phân phối và theo dõi việc học. LMS thường được coi là điểm khởi đầu của bất kỳ chương trình học tập dựa trên web nào. Một LMS tốt phải có thể triển khai web 100%, không yêu cầu ứng dụng khách bổ sung. Điều quan trọng nữa là LMS phải hỗ trợ nhiều nguồn khác nhau từ các nhà sản xuất khác nhau và nó phải dựa trên các tiêu chuẩn công nghiệp mở để triển khai web.

Một số giải pháp khi sử dụng hệ thống LMS bạn nên biết

Một số giải pháp khi sử dụng hệ thống LMS bạn nên biết

Một số hệ thống LMS thương mại được biết đến nhiều nhất là KoolSoft, Blackboard, WebCT và Desire2Learn. Ngoài ra còn có nhiều hệ thống LMS mã nguồn mở và miễn phí, chẳng hạn như Moodle, Segue, Interact, CourseWork, Atutor, KEWL và một số hệ thống khác. Mã nguồn mở thường có nghĩa là người dùng có quyền truy cập vào mã nguồn của phần mềm.  Bất kỳ ai cũng có thể tải xuống và sử dụng mã nguồn mở và quan trọng hơn là người dùng có thể viết các tính năng mới, sửa lỗi, cải thiện hiệu suất hoặc tìm hiểu cách người khác giải quyết một vấn đề cụ thể. 

Tuy nhiên hệ thống này vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định mà nổi bật là nhược điểm điểm chúng ta đã cùng tìm hiểu ở trên. Vậy làm sao để hạn chế những nhược điểm của LMS?

Đó là:

– Lựa chọn một nền tảng LMS có thể hạn chế tối đa các nhược điểm mà những nền tảng khác đang tồn đọc. Một trong những nền tảng làm tốt điều này đó chính là KoolSoft Lms – phần mềm quản lý tốt nhất được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

KoolSoft Lms – phần mềm quản lý tốt nhất được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

KoolSoft Lms – phần mềm quản lý tốt nhất được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

– Lập kế hoạch quản lý thông minh, hiệu quả: có nghĩa là thiết lập các mục tiêu và phát triển các chiến lược và hành động để đạt được chúng, tổ chức có nghĩa là xác định những gì nên làm, cách thức thực hiện và ai nên làm điều đó, mặt khác, quản lý có nghĩa là dẫn dắt và thúc đẩy các thành viên của tổ chức và,  cuối cùng, kiểm soát liên quan đến việc giám sát hiệu suất để đảm bảo rằng các mục tiêu đạt được. Tất cả các chức năng quản trị (lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và kiểm soát) và các nguồn lực (cơ sở vật chất, không gian, thời gian, tiền bạc, thông tin và con người) đều có mặt trong quản lý giáo dục nói chung và đặc biệt trong quản lý học tập điện tử.

– Chú ý đến nội dung đào tạo của doanh nghiệp, cơ quan, môn học, … mình.

– Hiểu rõ về các tính năng của phần mềm LMS mà doanh nghiệp sử dụng.

– Chọn lọc quản trị viên hiệu quả.

Hiểu rõ về các tính năng của phần mềm LMS mà doanh nghiệp sử dụng

Hiểu rõ về các tính năng của phần mềm LMS mà doanh nghiệp sử dụng

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu Tổng hợp những Ưu và nhược điểm khi triển khai hệ thống LMS, hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm được các ưu và nhược điểm cũng như nhũng giải pháp khắp phục các nhược điểm này.