Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giảng dạy
Xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự biến chuyển để thích hợp mỗi ngày, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Giáo dục – thước đo dài hạn của sự phát triển một quốc gia hiện tại ở Việt Nam đang như thế nào?
Những giá trị của công nghệ thông tin mang lại cho giáo dục là gì? Làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trở nên hiệu quả hơn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.
Tác động của công nghệ thông tin trong giáo dục
Trước hết, chúng ta cùng nhìn lại thực tế những tác động của công nghệ thông tin trong giáo dục. Rõ ràng tầm quan trọng của công nghệ thông tin đã được khẳng định ở nước ta bằng thực tiễn và đang trở thành xu thế tất yếu của giáo dục.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được hiểu là con người sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy, nhằm tăng hiệu quả và chất lượng của giáo dục. Qua đó giúp người học trang bị được những kỹ năng, trị thức, các phương thức giải quyết vấn đề…cùng với đó phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, phát triển toàn diện các giác quan của con người.
Bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các giáo viên có thể giúp học viên học trò của mình hiểu thêm và sâu hơn về thế giới xung quanh, nhận biết được nhiều thông tin mới hơn.
Khi được sử dụng đúng mục đích học tập và mang lại hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ tác động đến học sinh tích cực. Chúng trở thành công cụ để khám phá nguồn tri thức bất tận, giúp người học tiếp cận những thông tin nhanh chóng và chính xác thông qua nguồn tài nguyên được lưu trữ trên máy tính, internet, mạng xã hội hay các website chia sẻ. Ngoài ra, công nghệ thông tin còn tác động tới việc xây dựng kiến thức sáng tạo, sự hiểu biết và giúp biểu thị các ý tưởng của người học.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp cải tiến nội dung bài giảng, tránh việc những kiến thức trong sách giáo khoa là quá tải. Việc ghi chép cũng như ghi bài thụ động của người học cũng sẽ được hạn chế. Qua đó cũng sẽ giúp các học viên, học sinh tích cực hơn trong khi tham gia nghiên cứu bài giảng. Đây chính là điều các giáo viên hướng tới và các bài giảng sẽ ngày càng tích cực và có hứng thú hơn.
Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Nếu như những năm trước đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn trở nên xa lạ với các trường học, các trung tâm đào tạo thì hiện nay, chúng đã trở nên phổ biến và quen thuộc với tất cả mọi người.
Phương pháp dạy học truyền thống ở các trường học vẫn là sử dụng giáo án giấy và phấn trắng bảng đen. Người học vẫn phải đến lớp để nghe giảng và ghi chép lại. Ở một số địa phương hay vùng có kinh tế khó khăn, chất lượng cuộc sống chưa cao thì công nghệ thông tin còn hầu như chưa được biết đến.
Các trường học chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu học và sử dụng công nghệ thông tin. Đa số giáo viên còn chưa làm quen được với giáo án điện tử, chưa thông thạo việc sử dụng máy tính hay các phần mềm hỗ trợ. Tuy nhiên, kinh tế xã hội thay đổi và giáo dục cũng phải chuyển mình để thích nghi và phát triển.
Đặc biệt kể từ khi 2 năm trở lại đây, đại dịch Covid 19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển về mọi mặt toàn cầu. Công nghệ thông tin cũng khẳng định được vai trò của mình đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Học online hay sử dụng giáo án điện tử trở thành phương pháp giảng dạy phổ biến. Tất cả các giáo viên cần chuẩn bị cho mình máy tính riêng cũng như sử dụng thành thạo các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ. Người học cần chuẩn bị những công nghệ thông minh để tham gia học, tối thiểu là chiếc smartphone.
Nhu cầu được học tăng lên cũng làm phát triển các trung tâm đào tạo, các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ thông minh. Việc của giáo viên cũng như người học chính là chọn lựa những thứ cần thiết và tốt nhất.
Hạn chế và lợi ích của công nghệ thông tin trong dạy học
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã dần trở thành xu thế đặc biệt trong thời kỳ kinh tế đổi mới cũng như hai năm đại dịch hưởng tới sự phát triển của thế giới. Tuy nhiên ngoài những lợi ích của chúng mang lại thì cũng sẽ đi kèm những hạn chế
Lợi ích trong giáo dục
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ mang lại những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho người dạy và người học.
- Hỗ trợ người dạy trong việc soạn giảng và giảng dạy
Nếu như trước đây việc soạn giảng cần tốn nhiều thời gian và đôi khi rất khó chỉnh sửa khi có cập nhật kiến thức mới thì nay sẽ dễ dàng hơn nhiều. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ giúp các giáo viên, giảng viên tiết kiệm thời gian soạn bài, các giáo án điện tử cũng dễ dàng có thể cập nhật để phù hợp. Người dạy có thể chỉnh sửa, điều chỉnh thêm hay bớt các kiến thức hoặc thông tin trong bài giảng của mình mà không cần ghi chép lại trên giấy.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng sẽ giúp người dạy tăng tính sáng tạo và tính linh động trong bài giảng của mình. Giáo viên có thể thoải mái tìm hiểu thêm những kiến thức, thông tin ở lĩnh vực khác và đưa vào bài giảng của mình. Ngoài ra khi thông thạo các kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ, giáo viên cũng có thể tăng sự hấp dẫn của bài giảng khi đưa vào các hình ảnh, âm thanh, video hoặc tài liệu sinh động, thực tiễn…
Bài giảng từ các giáo án điện tử cũng giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chia sẻ kiến thức với người học. Cùng với đó tiết kiệm được thời gian và tăng chất lượng, hiệu quả của bài giảng.
- Hỗ trợ học viên, học sinh trong việc học tập
Việc tiếp cận với phương pháp dạy hiện đại chắc chắn sẽ hấp dẫn người học hơn. Sự tương tác của người học và người dạy được tăng lên đáng kể. Các em sẽ có sự chủ động trong bài giảng của mình, đặc biệt là có nhiều thời gian để thể hiện chính kiến cũng như quan điểm của bản thân. Đó là điều mà học sinh các nước phát triển đã được làm từ rất sớm.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ giúp người học cải thiện kỹ năng tin học cũng như sự tự tin của mình trước môi trường xung quanh. Người học cũng có thể dễ dàng trao đổi, trau dồi kiến thức lẫn nhau trong các buổi thuyết trình.
Tuy nhiên để học viên có sự say mê cũng như hứng thú học thì các bài giảng cũng cần sự sáng tạo ,chất lượng giảng dạy của giáo viên và sự chuẩn bị đầy đủ về phương tiện hỗ trợ.
- Nguồn kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên
Rõ ràng nguồn kiến thức trên internet sẽ lớn và đa dạng hơn rất nhiều. Trước đây kiến thức sẽ chỉ dựa vào sách giáo khoa hoặc các sách nâng cao thì bây giờ sẽ là vô tận. Người dạy cũng có thể chuẩn bị cho mình bài giảng chất lượng tốt hơn để mang đến người học. Cùng với đó lượng kiến thức luôn được cập nhật và đổi mới cũng giúp cả thầy và trò dễ dàng học tập và trau dồi vốn kinh nghiệm của bản thân.
- Tạo sự linh động về học tập cho người học dù ở bất cứ không gian và thời gian nào
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ giúp người học thoải mái tiếp nhận kiến thức dù đang ở bất cứ nơi đâu hay thời điểm nào. Tất cả các thành viên trong lớp học có thể dễ dàng trao đổi, chia sẻ kiến thức, thông tin với nhau dù có ở khoảng cách xa đến mấy. Việc học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Hạn chế gặp phải trong dạy học
Tất nhiên việc áp dụng phương pháp dạy mới cũng như phương tiện mới cũng sẽ có những hạn chế nhất định cho người học và người dạy.
- Ở Việt Nam một số địa phương, một số trường học cũng như người dạy chưa có đủ thiết bị để giảng dạy và chuẩn bị bài giảng, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin chưa thành thục khiến việc giảng dạy và chuẩn bị giáo án gặp khó khăn
- Một số người học cũng chưa đủ điều kiện để học online: Không có công cụ học tập, đường truyền mạng kém, điều kiện kinh tế không cho phép…
- Các em nhỏ đôi khi còn chưa làm quen với công nghệ thông tin, cần sự hỗ trợ của người lớn.
Hạn chế là vậy nhưng rõ ràng việc thích nghi để thay đổi là thực sự cần thiết. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã và đang trở thành điều kiện bắt buộc phải có trong giáo dục đào tạo.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Một số ứng dụng thực tế trong việc giảng dạy được kể đến như sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động soạn giáo án, sưu tầm và in ấn tài liệu, phục vụ nhu cầu chuẩn bị trước buổi học.
- Quản lý lớp học, chia lớp, điểm danh, nắm bắt thông tin học viên, lưu trữ dữ liệu.
- Nhắc nhở bài học, giao bài học về nhà, chấm bài cơ bản, đôn thúc học sinh làm bài và kết nối đồng thời với phụ huynh để nắm bắt tình hình học tập thực tế.
- Sử dụng phần mềm, các định dạng video hoặc trình chiếu làm tăng sinh động và trực quan hóa bài học giúp học sinh tiếp thu nhanh hơn, dễ hiểu và ghi nhớ sâu hơn.
- Dạy học trực tuyến, kết nối học sinh ở mọi khu vực, thu hẹp giới hạn khoảng cách, đặc biệt là trong thời điểm mùa dịch.
- Phân loại, đánh giá học sinh, nhà trường/trung tâm sẽ dùng công nghệ thông tin để thông báo kết quả đến học sinh, từ đó đưa ra phương pháp học tập tốt hơn cho các em không ngừng cải thiện.
Giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng thông tin vào dạy học
Với tình trạng cũng như hiện thực của ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học không phải là điều có thể làm ngay lập tức. Tuy nhiên nếu có những giải pháp phù hợp, chắc chắn sẽ từng bước nâng cao hiệu quả:
- Phát triển kiến trúc chính phủ điện tử trong toàn ngành giáo dục và đào tạo
Năm 2015 chính phủ đã ban hành chỉ đạo tới các địa phương phát triển tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó sẽ phát triển công nghệ thông tin đồng bộ và tạo ra nhiều thay đổi hiện đại mới trong giáo dục
- Nâng cao các kỹ năng, kiến thức về công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên giảng viên
Nhằm nâng cao hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin cũng như chất lượng các bài giảng. Người dạy cũng cần trang bị đầy đủ các kỹ năng, kiến thức cần thiết. Đặc biệt trong thời điểm khó khăn của giáo dục khi dịch Covid bùng phát. Không chỉ vậy, người dạy cũng cần nâng cao thêm tính sáng tạo trong thiết kế bài giảng, tăng sự sinh động và hấp dẫn bằng các hình ảnh, âm thanh, video hay các tài liệu thực tiễn. Điều đó cũng làm tăng hứng thú học của các học viên và tương tác giữa các em với người dạy.
- Đầu tư về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
Đây là giải pháp mà cần triển khai từng bước khi mà kinh tế nhiều vùng còn gặp nhiều khó khăn. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi mà điều kiện cung ứng tốt nhất, trang thiết bị đầy đủ, đường truyền internet ổn định…
- Áp dụng những ứng dụng, phần mềm hỗ trợ nhằm tăng tối đa hiệu quả của công nghệ thông tin vào dạy học.
Kinh nghiệm ứng dụng thực tế
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã trở thành xu thế của giáo dục mới. Vì vậy cần có những kinh nghiệm nhằm đạt chất lượng tốt nhất cho mỗi bài giảng nói riêng cũng như đào tạo giáo dục nói chung:
- Giảng dạy bằng bài giảng điện tử E- Learning. Đây cũng chính là giải pháp tối ưu hiện đại nhất mà người dạy có thể truyền tải các kỹ năng tới người học nhằm nâng cao chất lượng bài giảng.
- Tìm kiếm các tài liệu, thông tin thông qua internet. Đây là kho data khổng lồ mà người dạy có thể thoải mái tìm kiếm và chọn lọc nhằm nâng cao chất lượng cũng như sự sáng tạo trong bài giảng của mình
- Tham khảo các giáo trình hay sách điện tử. Việc này cũng sẽ giúp người dạy có thêm nhiều thông tin bổ ích, cùng với đó sẽ chủ động trong việc soạn bài giảng của mình
- Sử dụng công nghệ điện tử thông minh trong dạy học. Các thiết bị sẽ giúp người dạy và người học hấp dẫn bài giản hơn Việc truyền tải kiến thức sẽ đơn giản, hiệu quả và có hứng thú hơn rất nhiều
- Sử dụng thư điện tử để trao đổi thông tin mà không cần gặp trực tiếp như truyền thống. Hơn nữa thư điện tử cũng chưa rất nhiều các thông tin, văn bản… giúp quá trình học tập và trao đổi dễ dàng hơn.