Cẩm nang tạo động lực cho học sinh bằng việc hạn chế chấm điểm
Có nhiều ý kiến cho rằng việc thầy cô cho điểm 10 lại tạo tác động không tốt với quá trình học tập của học sinh. Bởi có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc cho điểm không có nhiều tác dụng trong việc tạo ra động lực thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Do đó với tư cách là giáo viên, đã đến lúc bạn nên nghĩ đến việc hạn chế chấm điểm và sử dụng những hình thức phản hồi khác hiệu quả hơn. Sau đây là một số cách thức tạo động lực cho học sinh mà không cần chi điểm cực hữu dụng mà các thầy cô nên tham khảo.
1. Tạo động lực cho học sinh bằng việc viết thư
Có thể các thầy cô không có đủ thời gian để làm công việc này hàng ngày hoặc thậm chí hàng tuần tuy nhiên việc viết thư cho học sinh lại là cách phản hồi hiệu quả giúp tạo nên một nguồn động lực tuyệt vời. Bởi lẽ học sinh luôn muốn nhận được sự quan tâm từ thầy cô giáo, muốn được cảm thấy đặc biệt, tôn trọng và lắng nghe. Dù ở độ tuổi nào, học sinh cũng muốn biết rằng giáo viên quan tâm đến chúng và việc học của chúng.
Bạn có thể viết cho học sinh một lá thư để nói về những gì mà học sinh của mình đang làm tốt, chỉ cho chúng thấy chúng tiến bộ thế nào và những điểm mà học sinh cần phải cải thiện hoặc đầu tư thời gian hơn. Thầy cô hãy tạo động lực cho học sinh bằng việc cố gắng sử dụng các nhận xét mang tính xây dựng, kết hợp giữa lời khen, lời khuyến khích và những góp ý chân thành. Chắc chắn học sinh sẽ đón nhận những phản hồi của bạn. Thậm chí nhiều học sinh còn đọc đi đọc lại lời động viên khi chúng cần đến sự khuyến khích.
2. Thường xuyên trao đổi trực tiếp với các em
Một lần nữa việc tạo động lực cho học sinh bằng việc dành thời gian cá nhân với học sinh sẽ cho chúng nhận thấy rằng bạn quan tâm đến chúng. Khi gặp trực tiếp học sinh, bạn có thể đưa ra các phản hồi chi tiết, cụ thể được cá nhân hóa. Học sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn để đặt những câu hỏi mà các em sẽ ngại nói khi ở lớp. Việc trao đổi trực tiếp cũng giúp các em có cơ hội được củng cố, bổ sung, rút kinh nghiệm cho những điểm mà mình làm chưa tốt.
3. Hướng dẫn học sinh tự đặt ra mục tiêu và tự đánh giá
Thầy cô thay vì đặt ra các mục tiêu cho học sinh và sau đó đánh giá xem chúng có đạt được mục tiêu hay không, hãy cân nhắc để các em tự chịu trách nhiệm về điểm số của mình vì đây là cách tạo động lực cho học sinh hiệu quả. Hãy nói với học sinh: “Nếu bạn làm tất cả những điều trong danh sách này, bạn sẽ nhận được điểm 10”.
Khi học sinh biết trước các tiêu chí chấm điểm tương ứng với mỗi mức điểm, chúng sẽ làm việc chăm chỉ để đạt được điểm số mà chúng muốn. Vào thời điểm cuối kỳ, học sinh sẽ tự biết được điểm số của mình và lý do vì sao mình đạt được số điểm như vậy. Lúc đó vai trò của thầy cô sẽ tập trung vào việc đảm bảo học sinh đang xác định được các mục tiêu phù hợp với năng lực của bản thân.
4. Phản hồi kết quả học tập của các em bằng giấy note
Bạn không có đủ thời gian để viết phản hồi lên giấy note cho tất cả học sinh, nhưng trong một số tường hợp cách làm này có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong kết quả học tập của các em học sinh. Trong quá trình quan sát học trò của mình làm việc, thầy cô sẽ phát hiện ra những điểm học sinh cần lưu ý, hãy viết lên tờ giấy note cùng với tên của học sinh.
Thầy cô cũng có thể tạo động lực cho học sinh bằng việc viết các yêu cầu, giao mục tiêu hàng ngày cho các em lên tờ giấy note vào mỗi buổi học. Một ý tưởng thú vị khác là sau khi tất cả học sinh đã rời khỏi lớp về nhà, hãy dán tờ giấy note lên bàn của các em. Vào buổi sáng hôm sau, khi học sinh đến lớp chúng sẽ nhận được một mục tiêu riêng trong ngày và biết chính xác những việc cần làm để thành công trong lớp học.
>> Xem thêm: Thể hiện sự tuyên dương, khen ngợi học sinh hiệu quả
5. Tạo động lực cho học sinh khi trao đổi và thảo luận
Việc tạo động lực cho học sinh này đặc biệt hiệu quả khi bạn chấm điểm các nhiệm vụ học tập dựa trên phiếu tự đánh giá. Thầy cô hãy phát cho mỗi học sinh một phiếu chấm điểm và yêu cầu chúng dành vài phút để tự đánh giá. Mỗi học sinh sẽ chi biết mình đang ở vị trí nào so với thang điểm mà giáo viên đã đặt ra. Sau khi các em đã có thời gian để tự nhận xét về sản phẩm của mình, hãy tổ chức một cuộc thảo luận và yêu cầu học sinh cho biết chúng đang đạt mức điểm nào.
Nếu bạn đồng ý với số điểm mà các em tự chấm, hãy cho biết lý do vì sao bạn cho rằng học sinh đã đánh giá đúng và sau đó cho điểm số vào sổ. Nếu điểm số của học sinh không phù hợp, hãy chia sẻ quan điểm của giáo viên về cả điểm tích cực và tiêu cực về bài làm của các em. Sau đó yêu cầu các em tự xem lại xem mình nên nhân mức điểm nào. Bạn cũng nên yêu cầu học sinh chia sẻ lý do vì sao chúng nghĩ rằng chúng xứng đáng với số điểm đó và đánh giá lại quyết định của mình nếu cần.
7. Kết luận
Trên đây là toàn bộ phương pháp tạo động lực cho học sinh ngoài việc chấm điểm mà các thầy cô nên áp dụng ngay từ hôm nay để cải thiện những điểm chưa tốt và phát huy những điểm tích cực của các em.