Văn học là bộ môn vô cùng quan trọng và là hành trang cho các em học sinh cho đến tận sau này khi không còn ngồi trên ghế nhà trường. Hiện nay phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học đã được đổi mới, lấy học sinh làm trọng tâm để phát huy tốt năng lực ngôn ngữ và cách diễn đạt của các bé. Một số cách dạy văn hiệu quả mà các thầy cô nên áp dụng cho học sinh của mình sẽ được hé lộ qua thông tin chi tiết sau.

1. Giới thiệu về môn Văn ở tiểu học

Tại cấp bậc tiểu học, Tập làm văn và Tiếng Việt được xem là môn học quan trọng nhất giúp trẻ phát triển tư duy logic, ngôn ngữ, năng lực giao tiếp hiệu quả thông qua 2 giai đoạn chính như sau:

1.1 Giai đoạn 1: Lớp 2, 3

Ở thời điểm này trẻ sẽ hiểu rõ về nền tảng tiếng Việt với cách đọc, cách phát âm và đọc viết cơ bản. Giai đoạn này cần chú ý giúp trẻ ghi nhớ, hiểu và viết các cấu trúc đơn giản của tiếng Việt. Ngoài ra trẻ cần biết cách nhận diện, ứng dụng các đơn vị của tiếng Việt để thực hành các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Trẻ cần biết cách đọc thông thạo và sáng tạo các đoạn văn bản ngắn.

1.2 Giai đoạn 2: Lớp 4, 5

Tại độ tuổi này, trẻ đã có sự hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ và các quy tắc đọc, viết tiếng Việt do đó sẽ chú ý thực hành các câu cú, ngữ pháp, từ vựng, văn bản dài. Thông qua việc làm văn, trẻ sẽ hình thành nên tư duy sáng tạo, trừu tượng cùng với kỹ năng giao tiếp. Tập làm văn cũng giúp trẻ biết cách bộc lộ cảm xúc qua văn bản, phát triển những giá trị tốt đẹp của cảm xúc. Từ đó các kỹ năng giao tiếp qua văn bản, giao tiếp với cộng đồng cũng ngày càng cải thiện. Môn tập làm văn vô cùng quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển tư duy và nhận thức của trẻ.

Phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học bắt đầu từ chương trình lớp 2. Trẻ sẽ được rèn luyện các đoạn văn ngắn như: viết lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, đề nghị, giới thiệu,…Lên lớp 3 trẻ sẽ được tìm hiểu sâu hơn về bố cục của văn bản, cách viết đoạn văn, viết thư, viết báo cáo,…Lên lớp 4 chương trình học tập làm văn chú trọng đến kết cấu 3 phần của dạng văn kể chuyện, miêu tả. 

Đến lớp 5 trẻ sẽ được học về liên kết câu văn, liên kết đoạn, làm văn miêu tả người, tả cảnh và tìm hiểu về các văn bản: báo cáo, đơn, biên bản. Khi trẻ có vốn từ vựng phong phú và biết cấu trúc ngữ pháp chuẩn sẽ biết cách sáng tạo văn bản tốt nhất. Thầy cô giáo nên vận dụng, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp để trẻ hiểu và biết cách làm văn.

vận dụng cho trẻ cách học môn ngữ văn từ sớm

Vận dụng cho trẻ cách học môn ngữ văn từ sớm

2. Những phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học hiệu quả

Có câu nói rằng “Học văn là học làm người” do đó việc vận dụng các phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học hiệu quả dưới đây sẽ giúp việc học của trẻ thêm hiệu quả từ đó phụ huynh sẽ yên tâm hơn.

2.1 Khơi dậy sự yêu thích của trẻ đối với môn học

Môn tiếng Việt vô cùng phong phú, nhưng trẻ trong độ tuổi tiểu học còn ham chơi và chưa hiểu rõ về ngôn ngữ. Vì vậy phụ huynh nên định hướng cho trẻ thêm yêu thích với môn học bằng một số cách thức đơn giản như sau: cùng trẻ chơi các trò chơi tạo câu, đọc đồng dao, thơ, sách, truyện,…

Thậm chí phụ huynh có thể cùng trao đổi thư tay, viết thư cảm ơn thầy cô giáo, thư cho ông bà…Đây không chỉ là cách để con bày tỏ cảm xúc của mình mà còn biết cách nói yêu thương người khác đồng thời tăng khả năng diễn đạt ngôn ngữ tinh tế. Thông qua những hoạt động đơn giản thường ngày, trẻ sẽ được lĩnh hội vốn từ vựng phong phú và cách diễn đạt sẽ trôi chảy hơn.

khơi dậy sự yêu thích của trẻ đối với môn học

Khơi dậy sự yêu thích của trẻ đối với môn học

2.2 Hướng dẫn con nắm chắc kiến thức

Về cơ bản thì chương trình học văn của tiểu học chủ yếu phát triển kỹ năng lắng nghe, nói, đọc, viết. Sau khi những kỹ năng này được thành thạo thì trẻ mới bắt đầu học được cách viết đúng và hay. Do đó ngay từ khi bước chân vào lớp 1, phụ huynh nên đồng hành cùng trẻ trong việc học văn. Bố mẹ hãy để ý xem trẻ còn vướng mắc ở đâu và cùng con củng cố lại kiến thức ngay tại giai đoạn đầu tiên.

2.3 Sử dụng sách tham khảo

Nhiều cha mẹ thắc mắc có nên dùng sách tham khảo cho con ngay trong giai đoạn học cấp 1 hay không? Thực tế thì sách tham khảo thường hỗ trợ trẻ làm các bài tập trong sách giáo khoa nhưng có thể khiến bé thụ động, không tự suy nghĩ để giải bài tập. Môn tập làm văn đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ và tự sáng tạo, không nên đi theo khuôn mẫu. 

Bố mẹ có thể dùng sách tham khảo để kiểm tra kết quả của con chứ không nên để trẻ sao chép dẫn đến việc học không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Đặc biệt sách tham khảo hiện nay cũng có nhiều loại chưa được kiểm duyệt kỹ lưỡng về nội dung và chất lượng nên phụ huynh cũng nên cẩn thận khi chọn mua sách cho con của mình.

2.4 Cùng con đọc sách

Từ xưa đến nay việc đọc sách là cách đơn giản nhưng vô cùng hữu ích để khám phá kiến thức và trau dồi thêm vốn từ. Cha mẹ nên tạo thói quen đọc sách cho con ngay từ khi còn nhỏ để tăng thêm vốn từ vựng, phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và tư duy diễn đạt. Phụ huynh có thể tham khảo các loại sách, truyện phù hợp với độ tuổi của con về gia đình, thầy cô, bạn bè, truyện kích thích vốn từ vựng,…cũng đều rất tốt để cải thiện tư duy ngôn ngữ cho trẻ.

2.5 Rèn luyện khả năng ghi nhớ cho trẻ

Phương pháp dạy tập làm văn ở tiểu học hiệu quả là rèn luyện khả năng ghi nhớ cho trẻ. Để con tiếp thu nhanh kiến thức thì cha mẹ có thể sử dụng sơ đồ tư duy hoặc các ý chính cần thiết khi ứng dụng vào bài học. Việc đúc kết kiến thức một cách ngắn gọn là cách tốt nhất để trẻ hiểu rõ, ghi nhớ và biết cách làm văn. Việc tổng hợp nên được tiến hành ngay từ khi trẻ mới bắt đầu vào chương trình học để xâu chuỗi kiến thức một cách hiệu quả.

phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học rèn luyện tư duy

Phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học rèn luyện tư duy

2.6 Cùng con chuẩn bị bài trước khi đến lớp

Việc chuẩn bị kiến thức ở nhà trước khi đến lớp là điều vô cùng cần thiết. Với những bài tập làm văn như văn yêu cầu tả người, tả cảnh, tả con vật,…thì bố mẹ có thể gợi ý cho con một số câu ngữ pháp để trẻ dễ hình dung và tự đưa vào bài làm của mình. Ngoài việc thường xuyên kiểm tra bài vở của con thì cha mẹ cũng nên khuyến khích bé học bài mới, ôn luyện bài cũ trước khi đến lớp. Điều này sẽ giúp bé có thêm sự tự tin và giải quyết tốt các câu hỏi mở của thầy cô giáo.

>> Xem thêm: Phương pháp dạy học ở tiểu học

2.8 Không đặt nhiều áp lực cho con

Mỗi trẻ có một lối suy nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống và cách hành văn khác nhau. Phụ huynh không nên ép con phải làm theo ý mình, cũng không nên yêu cầu con phải viết hay, bay bổng. Điều cốt lõi là phụ huynh nên khơi dậy sự hứng thú trong môn văn của con, giúp con bộc lộ cảm xúc của bản thân thông qua cách viết văn. 

2.9 Cùng học Văn qua các bài thơ, bài hát

Phụ huynh có thể tham khảo các bài hát về vần điệu, các bài thơ tình dân gian, đồng dao,…và cùng trẻ đọc, hát mỗi ngày để tiếp thu sự phong phú của tiếng Việt một cách tự nhiên nhất. Ngoài tiết học căng thẳng trên lớp học thì cha mẹ có thể đồng hành cùng con bằng những trò chơi đơn giản, sáng tạo để trẻ nhanh chóng tiếp thu và vận dụng vào đời sống tốt hơn.

3. Kết luận

Việc giáo dục đúng đắn ngay từ khi trẻ mới tiến chân vào cấp tiểu học sẽ quyết định tương lai của bé. Thầy cô và cha mẹ nên ứng dụng những phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học để thay đổi tư suy, gợi mở sự sáng tạo của con trong mỗi môn học nhé.