ky-nang-quan-ly-lop-hoc

Kỹ năng quản lý lớp học hiệu quả

Kỹ năng quản lý lớp học là thuật ngữ được dùng nhiều trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt trong những chương trình đào tạo tại đại học, cao đẳng sư phạm. Hầu hết tất cả mọi người đều thấy được sự cần thiết của kỹ năng này nhưng nó thật sự là một thách thức lớn đối với những giáo viên mới tốt nghiệp khi họ thật sự không có đủ thời gian. Vậy phải làm cách nào? 

1. Tầm quan trọng của kỹ năng quản lý lớp học 

Trên thực tế đã cho thấy, những giáo viên giỏi hiện nay đều sở hữu lợi thế về kỹ năng quản lý lớp học độc đáo. Mặc dù đây được xem là một kỹ năng cơ bản mà bất cứ người giáo viên nào khi muốn nâng cao nhận thức và quản lý tốt học sinh đều phải thực hiện được. Sự cần thiết của kỹ năng quản lý lớp học được thể hiện qua những yếu tố sau: 

1.1 Nâng cao hiệu quả giảng dạy 

Trong các lớp học online, năng lực quản lý tốt sẽ quyết định đến chất lượng học tập đối với mỗi lớp học. Mặc dù kỹ năng quản lý lớp học không đảm bảo được việc giảng dạy hiệu quả nhưng chắc chắn sẽ tạo được một môi trường học tập tích cực và thu hút người khác.

Một lớp học khi tất cả các học sinh đều nhận thức được khả năng của mình, phát huy vai trò và cùng giáo viên xây dựng tiết học thì đó mới là cái cốt lõi để quyết định chất lượng giáo dục. Khi người dẫn hướng cho học sinh tự khơi dậy cảm hứng và sở trường của mình sẽ phát huy được năng lực của mỗi cá nhân.

Thử hỏi nếu một lớp học sinh toàn trêu đùa, nghịch ngợm, nói chuyện, làm việc riêng hay thậm chí phớt lờ cả giáo viên đang giảng thì liệu có thể học tập tốt hay không? 

1.2 Quản lý hành vi lớp học hiệu quả

Việc quản lý hành vi lớp học tốt sẽ loại trừ được những thành phần cá biệt gây mất trật tự. Số lượng học sinh mất tập trung càng ít thì buổi học càng mang lại hiệu quả. Do vậy mà kỹ năng quản lý hành vi lớp học là điều mà nhiều người luôn đau đầu vì thật sự ở cái tuổi hiếu động, rất khó để có thể điều khiển được từng học sinh tập trung vào bài giảng. Đặc biệt, với giáo viên sư phạm vừa ra trường, việc thiếu kinh nghiệm cũng như độ trẻ tuổi sẽ khiến nhiều học sinh ỷ lại, khó dạy bảo hơn. 

2. Những mẹo để cải thiện kỹ năng quản lý lớp học sinh viên sư phạm

2.1 Xem xét những việc cơ bản cần làm để quản lý lớp học 

Để có thể quản lý giờ lên lớp hay tập thể trong suốt một học kỳ, giáo viên mới ra trường cần phải biết những việc làm cơ bản của mình bao gồm: 

  • Lên kế hoạch bài giảng, soạn giáo án thật chu đáo và kỹ lượng đối với mỗi giờ dạy. 
  • Xây dựng kế hoạch phát triển đối với từng tập thể riêng tùy vào năng lực học tập. 
  • Tổ chức các hoạt động giáo dục mang tính toàn diện và xây dựng văn hóa lớp học để quản lý một tập thể.
  • Đánh giá được khả năng học tập, phát triển của từng cá nhân trong tập thể chung.

2.2 Cải thiện kỹ năng quản lý lớp học 

 Để cải thiện kỹ năng của bản thân, giáo viên sư phạm cần: 

  • Chuẩn bị thật kỹ trước khi bước vào năm học mới. 
  • Tìm hiểu những mong muốn, hoàn cảnh và nguyện vọng của từng học sinh. 
  • Linh động thời gian giảng dạy bằng việc lên kế hoạch chi tiết và quản lý tốt giờ giấc. 
  • Lưu trữ hồ sơ quản lý hành vi lớp học và điểm số, thái độ để hiểu rõ từng cá nhân. 
  • Quan tâm nhiều hơn đến những học sinh khó khăn hoặc học chậm. 
  • Không cố gắng nhồi nhét kiến thức lý thuyết vào đầu một cách khô khan, cứng nhắc.
  • Chịu trách nhiệm với việc giảng dạy của mình và đặc biệt, tin vào năng lực của bản thân. 
  • Thiết lập những quy tắc trong lớp học vừa nghiêm khắc vừa nới lỏng để học sinh có thể tuân thủ trong sự tự nguyện. 

Trên đây là một số gợi ý của chúng tôi để hỗ trợ giáo viên, đặc biệt là những bạn sinh viên sư phạm mới ra trường nhằm cải thiện tốt hơn kỹ năng quản lý lớp học. Thực thi và duy trì những nguyên tắc dù là nhỏ nhất sẽ giúp bạn có được một lớp học đáng tự hào và càng cảm thấy yêu quý nghề nhà giáo của mình.