Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình sử dụng các phần mềm e-learning thì bài viết “ Hướng dẫn sử dụng phần mềm e learning phổ biến nhất” thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để đi tìm “chân ái” cho mình nhé!

Không thể phủ nhận những tính năng nổi bật mà các phần mềm e learning đem lại cho người dạy và học trong hoạt động giảng dạy của mình. Chính vì những tính năng đa dạng như vậy nên trong quá trình sử dụng, nhiều giáo viên gặp khó khăn khi trực tiếp sử dụng, soạn bài giảng, … trên các phần mềm e learning. Hướng dẫn sử dụng phần mềm e learning dưới đây sẽ giải đáp mọi khó khăn thắc mắc cho bạn một cách nhanh nhất. 

Huong-dan-su-dung-phan-mem-e-learning-pho-bien-nhat

Hướng dẫn sử dụng phần mềm e learning phổ biến nhất

1. Sử dụng phần mềm Adobe Presenter

Chắc hẳn các giáo viên đã rất quan thuộc với dạng soạn thảo và giảng dạy trình chiếu thông qua powerpoint. Việc tích hợp các công nghệ dạy học e learning giúp quá trình này diễn ra dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn đặc biệt là khi giáo viên kết hợp với phần mềm e learning Adobe Presenter. Phần mềm Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng các tương tác multimedia có âm thanh thuyết minh, có tương tác, các dạng câu hỏi, mô phỏng, dẫn dắt chương trình, … vô cùng chuyên nghiệp.

Huong-dan-su-dung-phan-mem-e-learning-pho-bien-nhat

Hướng dẫn sử dụng phần mềm e learning phổ biến nhất

Bởi thế, trong bài viết này phần mềm đầu tiên mà chúng ta cùng tìm hiểu về cách sử dụng đó sẽ là Adobe Presenter. Trong quá trình cài đặt Adobe Presenter, phần mềm này sẽ được tích hợp thêm các tính năm vào powerpoint và ngược lại, Adobe Presenter đã giúp biến công cụ soạn slide trình chiếu truyền thống – Powerpoint – trở nên thông minh và tiện ích hơn, nó vừa có thể tạo bài giảng, vừa có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh, chèn các hiệu ứng và tương tác, … rất thuận tiện. 

Để sử dụng phần mềm này bạn cần thực hiện những bước sau: 

– Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng powerpoint, bạn cũng có thể tận dụng các dạng bài trên powerpoint khác để tiết kiệm thời gian cho mình. Hay cũng có thể cần đến một số thay đổi về giao diện bài giảng cho phù hợp hơn ví dụ như đưa logo của trường vào, chỉnh lại màu sắc không nên để màu quá lòe loẹt, thêm ảnh, …. 

– Bước 2: Biên tập nội dung: Đưa multimedia vào bài giảng cụ thể là các video, các đoạn âm thanh, thuyết trình, đèn flash, câu hỏi tương tác, … sao cho phù hợp.

Để sử dụng phần mềm Adobe Presenter

Để sử dụng phần mềm Adobe Presenter

– Bước 3: Đưa lên mạng internet: trước khi đưa lên mạng internet, các thầy cô có cũng có thể xem lại phần bài giảng mình đã tạo qua phần Publish của Adobe Presenter để check lại nội dung, hình ảnh thêm một lần nữa trước khi công bố trên mạng.

Bởi vì bản thân phần mềm này đã được tích hợp các tính năng họp, học ảo, các tệp Flash Video, …thầy có chỉ cần upload nội dung được tọa bằng Powerpoint + Adobe Presenter (như các bước đã hướng dẫn) là hệ thống tự động chuyển thành e learning trực tuyến. 

2. Hướng dẫn tạo bài giảng trên Activepresenter

Activepresenter là phần mềm soạn thảo bài giảng tương đối dễ kích hoạt, bạn có thể lựa chọn kích hoạt trực tiếp, kích hoạt qua web hoặc kích hoạt ngầm. Sau khi đã kích hoạt Activepresenter giáo viên có thể bắt tay ngay vào việc soạn thảo bài giảng ngày cho mình. 

Các bước để sử dụng Activepresenter như sau:

1 – Tạo bài giảng trống:

Để tạo một bài giảng mới, với những slide trắng sẽ cho phép bạn có thể thêm các nội dung âm thanh, hình ảnh, video hay gộp các slide trong bài giảng Activepresenter với bài giảng khác hay với phần mềm trình chiếu powerpoint. 

Hướng dẫn tạo bài giảng trên Activepresenter

Hướng dẫn tạo bài giảng trên Activepresenter

  • Tạo bài giảng trống bằng cách: Nhấp nút “Activepresenter” trong powerpoint => chọn “Bài giảng trống” (Activepresenter sẽ mở ra bài giảng với chủ đề mặc định cho bạn) 
  • Tạo slide mới bằng cách: nhấp vào Tab “Trang đầu” => chọn “Slide mới”. Hoặc chọn tab “Thêm” => nhấp vào “Slide mới”. Slide này sẽ được tạo sau slide đã chọn. 

Sau đó, để tạo nội dung bạn thực hiện thêm, chèn video, hình ảnh, nội dung, … tương tự như khi sử dụng powerpoint.

2 – Thay đổi kích thước slide: 

Kích thước slide luôn được định dạng là 1280×720, đây được xem là kích thước mặc định. Bạn có thể thay đổi kích thước mặc định của slide bằng cách: 

  • Nhấp nút “ActivePresenter” => “Tùy chọn” => “Thông tin chung” => “Kích thước mặc định của bài giảng”
  • Thay đổi kích thước bằng cách nhấp vào tab “Thiết kế” =>  sau đó nhấp “Kích cỡ Slide”. Hộp thoại sẽ xuất hiện bạn chỉnh sửa các kích cỡ theo ô, cột có sẵn. 

– Tạo bài giảng Responsive:

Responsive trong Activepresenter giúp bạn có thể lựa chọn các khả năng hiển thị hoàn hảo cho từng bố cục cụ thể. Lựa chọn các kích thước hiển thị này trên Thanh Responsive ở trên cùng của cửa sổ tài liệu và sửa đổi các kích thước trong đó để đạt được kích thước và độ phân giải mong muốn của mình. 

Hướng dẫn tạo bài giảng trên Activepresenter

Hướng dẫn tạo bài giảng trên Activepresenter

Để quản lý các bố cục trong Responsive bạn thực hiện các thao tác sau:

  • Thêm bố cục: Click vào tab “Responsive” trên cùng => chọn “Thêm mới”
  • Xóa bộ cụ: nhấp tab “Responsive” => chọn “Xóa”.
  • Thay đổi tên bố cụ: “Responsive” => chọn “Đổi tên” => điền nội dung tên trong hộp “Tên” => “OK”.
  • Thay đổi bố cục: nhấp tab “Responsive” => chọn chiều bạn muốn thay đổi (chiều Cao hoặc chiều Dọc) bằng cách tích vào ô trống bên cạnh và chỉnh sửa độ cao tăng giảm theo yêu cầu. 
  • Thay đổi chế độ vị trí đối tượng: nhấp khung “Thuộc tính” => “Kích thước & Thuộc tính” => “Biến đổi” => “Chế độ vị trí” => chọn một trong bốn vị trí bạn muốn bao gồm: tương đối với góc trái trên – phải trên – trái dưới – phải dưới.
  • Ẩn hiện các đối tượng trong Responsive: click chọn đối tượng cần ẩn => nhấp vào tab “Kích thước & Thuộc tính” trong khung “Thuộc tính” => “Biến đổi” => Ẩn trong bố cục hiện thời. 
  • Co dãn cỡ chữ: trong khung “Thuộc tính” nhấp vào tab  “Kích thước & Thuộc tính” => “Hộp văn bản” => “Co dãn chữ”.

3 – Tạo bài giảng từ Powerpoint

Với các Activepresenter mới nhất, bạn cũng có thể tạo nhập bài trình chiếu trực tiếp kể cả khi không cài Microsoft Powerpoint trong máy. Để tạo các bài giảng Powerpoint này bạn thực hiện các bước:

  • Nhấp vào “Nhập từ Powerpoint” => chọn tệp Powerpoint từ máy tính của bạn. Hoặc nhấp “ActivePresenter” => “Nhập từ Powerpoint” sau đó chọn tệp từ máy tính bạn. 
Tạo bài giảng từ Powerpoint

Tạo bài giảng từ Powerpoint

4 – Tạo bài giảng từ chủ đề hoặc mẫu có sẵn: Chọn Tab “Bản mẫu” => chọn vào các chủ đề mình muốn mở ở menu: 

  • Xem trước
  • Bài giảng trống:
  • Quay video màn hình
  • Quay mô phỏng phần mềm
  • Bài giảng Responsive
  • Đặt thành chủ đề mặc định

5 – Tạo bài giảng từ các tệp Video: 

  • Bạn nhấp vào “Mở” => nhấn nút “ActivePresenter” => “Mở bài giảng…” 
  • Nhấp “Tên tệp” => “Tất cả các loại” => “Tệp tin video”
  • Chọn video mình muốn
  • Nhấp “Mở” để hoàn thiện. 
Hướng dẫn sử dụng phần mềm e-leaning

Tạo bài giảng từ chủ đề hoặc mẫu có sẵn

Sau đó bạn có thể thực hiện sử đổi kích thước video như thông thường. 

6 – Chuyển đổi giữa các bài giảng: 

  • Bài giảng thông thường sang Responsive: nhập tab “ActivePresenter” => “Bài giảng” => “Chuyển đổi thành bài giảng Responsive…”
  • Chuyển đổi từ Responsive sang bài giảng thông thường: “ActivePresenter” => “Bài giảng” => “Chuyển đổi thành bài giảng thông thường…” => chọn bố cục. 

7 – Lưu bài giảng: 

  • Lưu bài giảng: nhấp mục “Lưu bài giảng” hoặc CTRL + S hoặc “ActivePresenter” => “Lưu”.
  • Lưu bài giảng sang tệp tin khác: “ActivePresenter” => “Lưu dưới dạng…” => “Lưu với loại” (chọn một kiểu trong danh sách) => nhấp chuột vào định dạng bạn muốn lưu. 

8 – Tối ưu hóa bài giảng: Để tiết kiệm tài nguyên ghi nhớ của máy bạn có thể tối ưu hóa bài giảng bằng cách: 

  • Nhấp tab “ActivePresenter” => “Bài giảng” => “Tối ưu hóa…”
Hướng dẫn sử dụng phần mềm e learning

Tối ưu hóa bài giảng

9 – Mở các bài giảng có sẵn: 

  • Nhấp tab “ActivePresenter” => “Các bài giảng gần đây” => chọn bài giảng hoặc nhấp vào nút “Mở bài giảng” nằm ở thành công cụ truy cập nhanh => chọn bài giảng. 
  • Sử dụng “CTRL+O” => lựa chọn nhanh bài giảng muốn mở.
  • Trên màn hình khởi động, chọn một bài giảng trong danh sách “Gần đây” để mở.

3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm e learning Violet

Violet là phần mềm trực quan có giao diện tương đối dễ hiểu và dễ dàng sử dụng, phần mềm này được được thiết kế với ngôn ngữ là tiếng Việt, thao tác thực hiện được chi tiết, cụ thể theo từng bước nên đặc biệt phù hợp với các giáo viên không thạo tin học và ngoại ngữ. 

Tai-Hướng dẫn sử dụng phần mềm e learning Violetphan-mem-e-learrning-Violet

Hướng dẫn sử dụng phần mềm e learning Violet

Violet là phần mềm quen thuộc với rất nhiều các giáo viên khi soạn bài giảng online hay sử dụng để giảng dạy trực tuyến. Cách sử dụng phần mềm này cũng không quá phức tạp, bạn thực hiện các bước sau để khai thác hết tính năng của phần mềm này bạn nhé!

– Tạo các trang màn hình cơ bản:

  • Bước 1: Lựa chọn nội dung: Sau khi cài đặt, bạn mở lại Violet, giao diện sẽ hiện ra (theo dạng như hình bên dưới) với các biểu tượng cụ thể gồm có: bài giảng (những bài bạn đã soạn thảo sẵn và để trong kho), soạn thảo (nội dung bài giảng soạn thảo mới), 

Hướng dẫn sử dụng phần mềm e learning Violet

Cùng một số tính năng khác như tùy chọn, trợ giúp, tài khoản, … các lệnh trên thanh công cụ bao gồm tạo mới, mở, lưu, mở thư viện, đóng gói, chọn giao diện, xem toàn bộ, hướng dẫn sử dụng, … tiện lợi theo nhu cầu thực hiện của giáo viên. 

Bạn lựa chọn nội dung mình muốn thực hiện, sau đó click vào ô biểu tượng thể hiện trong phần mềm để bắt đầu tạo nội dung mới. 

  • Bước 2: Chỉnh sửa thông tin: sau khi đã tạo được các nội dung trong bài, các thầy cô cũng dễ dàng căn, chỉnh sử nội dung thông qua các biểu tượng lệnh bao gồm: Dịch mục lên trên, dịch mục xuống dưới, thêm tiêu đề, xóa đề mục, hay sửa đổi thông tin.
Các lệnh trong phần mềm Violet

Các lệnh trong phần mềm Violet

Khi thực hiện thao tác soạn bài giảng mà không như ý muốn, bạn có thể khôi phục lại trạng thái trước đó bằng cách nhấp vào biểu tượng Undo hoặc ấn “Ctrl+Z”. 

Cụ thể và chi tiết nhất về cách sử dụng phần mềm Violet bạn có thể truy cập vào file sau để tải xuống bản .doc hướng dẫn cho mình.

Ngoài ra, bộ công cụ Violet cũng được tích hợp vào powerpoint rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng, khi mở giao diện powerpoint bạn sẽ thấy ngay “Bộ công cụ Violet” nằm trên thanh công cụ cụ của hệ thống, click vào đây để tích hợp hai chức năng này với nhau nhé!

>> Tham khảo: Các phần mềm soạn thảo bài giảng E – Learning nhiều tính năng bạn nên biết

4.Cách sử dụng phần mềm Lecture Maker

Sau khi cài đặt Lecture Maker, bạn mở giao diện trang chủ ra, giao diện này cơ bản sẽ chia thành 4 ô phân ra 4 khu vực với những chức năng cụ thể đó là:

– Khu vực chứa các menu và nút lệnh của phần mềm. 

– Danh sách các slide trong bài giảng

– Các slide và thao tác đang được thực hiện

– Các đối tượng có trong slide được lựa chọn. 

Song song với đó là các biểu tượng: đóng (close), mở (Open), tạo mới (New), lưu (Save), Lưu tên khác (Save as), in (Print), Kiểm tra phiên bản (Information).

Cụ thể như hình bên dưới các bạn đang theo dõi. 

Cách sử dụng phần mềm Lecture Maker

Cách sử dụng phần mềm Lecture Maker

Một số thao tác soạn thảo bài giảng như sau:

– Những thao tác cơ bản:

  • Tạo mới bài giảng: Chọn “NEW”
  • Mở bài giảng có sẵn:Mở bài giảng sau đó chọn ổ chứa bài giảng => nhấn nút “Open”
  • Lưu bài giảng:    chọn “Save” hệ thống sẽ lưu tên tự động, nếu bạn, muốn đổi tên hãy chọn lệnh “Save as” => nhấn Enter. 
  • In bài giảng: chọn lệnh “Print” để in ấn; “Preview Print” để xem lại trước khi in; chọn “Setup Print” để thiết lập máy in.

– Thao tác với Slide: Về cơ bản các bước thực hiện thao tác này giống tương tự như khi bạn sử dụng bộ công cụ Powerpoint. 

  • Tạo slide mới:Tạo silde mớiBạn cũng có thể tạo các slide mới bằng cách ấn “Insert Slide”. Hoặc chọn “New slide”. Bạn cũng có thể dùng lệnh Copy Paste để thực hiện sao chép các slide này. 
  • Xóa slide: chọn Home => Delete Slide. Hoặc click vào Slide. cần xóa chọn Delete Slide.
  • Căn, chỉnh sửa slide tương tự như khi sử dụng Powerpoint.

Ngoài ra, các thao tác soạn bài khác đều được hướng dẫn cụ thể bằng các nút lệnh trên ứng dụng, các thầy cô chỉ cần click vào lệnh mình muốn thực hiện như chèn thêm video, bài tập, hình ảnh, … sau đó thực hiện thao tác đơn giản như trên ứng dụng Powerpoint là được. 

– Lưu và xuất file: Khi lưu và xuất file trên ứng dụng Lecture Maker này bạn thực hiện các bước sau: 

  • Bước 1: Xuất bài giảng ra định dạng web: Lecture Maker hỗ trợ xuất bài giảng ra định dạng web, nếu các thầy có trang web dạy học của riêng mình thì hệ thống cơ thể kết nối trực tiếp để bạn xuất bài giảng trên đây dễ dàng. 

Để thực hiện bạn click nút truy cập nhanh => chọn lệnh Save As Web. Cửa sổ Save as Web sẽ xuất hiện, bạn cần nhập các ô: tên tệp, chọn định dạng ưng ứng là HTML. 

Tại ô “Viewer Format”: Nếu bạn chọn Lecture Maker thì máy tính buộc phải cài phần mềm này mới có thể xem được bài giảng, còn nêu sbanj chọn Flash thì sẽ có hai định dạng lưu là File.Html và File.swf, để thuận tiện cho việc mở file bạn hãy chọn File.Html.

  • Bước 2: Kết xuất định dạng SCO

Theo tiêu chuẩn SCO, SCORM là đơn vị để lưu trữ thông tin học tập. Để thực hiện bước này, bạn nhấp vào nút truy cập nhanh => chọn Save as SCO => điền tên file, … ấn lưu

  • Bước 3: Kết xuất định dạng SCORM

Kết xuất SCORM ứng dụng cho hệ thống dạy học trực tuyến hoặc online hoặc offline và Lecture Maker cũng hỗ trợ tính năng này. Thao tác thực hiện tương tự như SCO chỉ khác là bạn chọn “Save As SCORM Package”. 

  • Kết xuất định dạng file chạy .Exe

Hình thức lưu này thường sử dụng khi giảng dạy offline. Khi lưu định dạng này, bạn có thể mở trên bất kỳ dòng máy nào chạy hệ điều hành windows mà không nhất thiết phải cài phần mềm Lecture Maker. Cách thực hiện tương tự như các hình thức lưu trên, chỉ khác là bạn sẽ chọn “Save As Exe”.

Trên đây là những hướng dẫn sử dụng phần mềm e learning phổ biến, được nhiều người dùng nhất hiện nay. Mong rằng qua bài viết này bạn đã nắm rõ cách sử dụng các phần mềm e-learning cho mình.