Giải mã ChatGPT là gì? Ứng dụng GPT trong từng lĩnh vực
Chat GPT là phần mềm trí tuệ nhân tạo đang tạo nên cơn sốt rộng rãi trên toàn thế giới. Ngoài những lợi ích mà phần mềm này mang lại thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy ChatGPT là gì? Ứng dụng này có thể giúp ích cho ngành nghề nào và tại sao nó là mối đe dọa đến cơ hội tìm việc trong tương lai. Bạn hãy cùng Koolsoft tìm hiểu ngay nhé!
1. ChatGPT là gì?
ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) – phần mềm siêu trí tuệ nhân tạo công nghệ do công ty OpenAI của Hoa Kỳ phát triển và cho ra mắt vào tháng 11 năm 2022. Công cụ này có chức năng hỗ trợ người dùng bằng cách trả lời câu hỏi từ đơn giản cho đến phức tạp.
Người cha đẻ của ChatGPT là CEO của OpenAI – Samuel Altman. Chính nhà sáng tạo người do Thái sinh năm 1985 cũng bất ngờ với độ phổ biến của ứng dụng AI này. Bởi chỉ sau thời gian 40 ngày, GPT đã thu hút lên đến 10 triệu người dùng mỗi ngày, đây là cột mốc mà Instagram phải mất đến 355 ngày mới đạt được.
Sở hữu khả năng tương tác tự nhiên không khác gì người thật, chatbot này được cho rằng có thể sớm thế chân Google trong tương lai. Tuy vậy ông lớn Sam Altman khẳng định sản phẩm của mình chỉ mới đang ở giai đoạn sơ khai và khó có cơ hội đánh bại ông lớn Google.
Mặt khác chat GPT hoạt động miễn phí nhưng chưa hỗ trợ mở tài khoản tại Việt Nam. Do đó người dùng phải dùng mạng VPN (mạng riêng ảo), thuê số điện thoại nước ngoài, mua tài khoản của bên thứ 3 hoặc dùng thẻ thanh toán quốc tế mới có thể trải nghiệm nó.
2. Cách hoạt động của ChatGPT
Để thử nghiệm ứng dụng chatbot thông minh này, bạn cần nắm rõ cách dùng chi tiết như sau:
- Ghé trang web chính của OpenAI ChatGPT
- Tìm kiếm mục “Try ChatGPT”
- Đăng nhập hoặc lập tài khoản sử dụng Google, Microsoft,…
- Nhập tên của bạn
- Chọn mục “New chat” ở góc trái trên cùng
- Một cuộc hội thoại được diễn ra, bạn chỉ cần nhập các câu hỏi để có câu trả lời từ chatbot
Khác với công cụ tìm kiếm Google, ChatGPT là công cụ giải đáp cho người dùng một cách liền mạch, logic khá giống với người thật. AI này có thể cung cấp luồng thông tin cực rộng rãi. Bạn thậm chí có thể tâm sự, trò chuyện với chatbot này như những người bạn.
Với sự thông minh khó tin này, ChatGPT đang được công nhận là có thể mang đến lợi ích cho nhiều đối tượng, từ học sinh sinh viên cho đến những người đang tìm việc, người chưa có việc làm.
3. Lợi ích của chat GPT ứng với từng lĩnh vực
Hiện nay nhiều người đang loay hoay tìm kiếm lợi ích của ChatGPT? Cách sử dụng ChatGPT phổ biến nhất ở giai đoạn này là viết resume, CV, cover letter. Chatbot thông minh mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng trong nhiều lĩnh vực như sau.
3.1 Công nghệ thông tin
Khả năng đọc và viết mã của ChatGPT là một trong những tiến bộ vượt bậc nhất so với các mô hình ngôn ngữ trước đây. Người dùng có thể hướng dẫn chatbot giải các vấn đề mã hóa và tìm đến sự hỗ trợ nếu có vướng mắc trong khi đặt lỗi.
Ngoài ra ứng dụng AI thông minh còn cung cấp cho người dùng các lời giải, ví dụ chính xác và hoàn toàn có thể sử dụng được trong quá trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin.
3.2 Marketing, PR
Nhiều người chưa biết thì ChatGPT có thể sản xuất nhiều loại văn bản, ví dụ các bài đăng trên blog và website, các bài luận, thậm chí thơ văn. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm ý tưởng cho một chủ đề nào đó, bạn cần nhập các từ khóa và ChatGPT có thể đưa ra khá nhiều gợi ý. Ngoài ra ứng dụng AI thông minh không chỉ sản xuất content mà còn được sử dụng để nâng cao chất lượng nội dung, hay tạo các tiêu đề hấp dẫn cho các bài đăng.
Những marketer, đặc biệt là ngành content marketing có thể tham khảo sử dụng ChatGPT để tìm kiếm ý tưởng, nâng cao chất lượng sản phẩm và phong cách viết của họ.
3.3 Dịch vụ – chăm sóc khách hàng
Có thể nói chăm sóc khách hàng là bước không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp để cung cấp giải pháp tối ưu hỗ trợ và giữ chân khách hàng. ChatGPT cũng có khả năng giải đáp các thắc mắc của người dùng một cách nhanh chóng. Điều này giúp các công ty đánh giá rõ ràng mức độ hài lòng của người dùng. Đồng thời hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, biết họ cần gì và cung cấp sản phẩm dịch vụ tối ưu nhất.
3.4 Dịch thuật
ChatGPT còn dịch được các văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Do đó những bạn học ngành phiên dịch cũng có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ này để giúp quá trình học, làm việc được diễn ra hiệu quả.
Bên cạnh đó những rào cản ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày hay môi trường đi làm cũng có thể được xóa bỏ bởi chatbot thông minh.
3.5 Lĩnh vực giáo dục
Ngay từ khi ra mắt, ChatGPT đã thường được dùng để viết luận, viết truyện, sáng tác thơ văn hay thậm chí cả lời nhạc với mức độ đạo nhái bằng 0.
Với khả năng sản xuất các đoạn văn bản chi tiết và rành mạch, nhiều sinh viên và giảng viên đã tìm đến Chat GPT để có thêm nguồn tham khảo tài liệu hữu ích.
Mặt trái của tính năng này là làm dụng trí tuệ nhân tạo và lười vận dụng chất xám của nhiều cá nhân. Do đó công ty OpenAI đang tiến hành thử nghiệm và phát triển thêm công cụ phát hiện đạo văn để giúp các giảng viên, giáo sư, tiến sĩ xác định được tài liệu nào không phải tạo ra từ “tư duy của con người”.
4. Chat GPT – Tiềm năng hay ác mộng cho tương lai
Khả năng vô hạn của ChatGPT làm số đông thán phục nhưng cũng dần trở thành cái gai trong mắt nhiều ngành nghề nhất định. Khi trí tuệ nhân tạo ngày càng được sử dụng rộng rãi thì vai trò của con người trong những công việc tương tự đang dần bị xem nhẹ.
Những ngành nghề bị dự báo sẽ có khả năng bị thay thế bởi AI trong tương lai bao gồm:
- Thiết kế đồ họa
- Dịch vụ khách hàng
- Sáng tạo nội dung
- Báo chí
- Phân tích tài chính
Tuy vậy dù có thông minh đến đâu thì ChatGPT cũng chỉ là một mô hình ngôn ngữ. Những vấn đề nan giải sẽ cần đến sự sáng tạo, khả năng xử lý tình huống và tư duy phản biện thì mới có thể giải quyết triệt để.
Bên cạnh đó GPT cũng không thể hiểu được cảm xúc của người dùng, từ đó có thể đưa ra những câu trả lời thiếu phù hợp hoặc gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm.
5. Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin lý giải ChatGPT là gì và những lợi ích mà nó mang lại trong từng lĩnh vực. ChatGPT được ví như một bách khoa toàn thư của thế hệ mới để tìm kiếm thông tin, giúp cho người dùng tham khảo để chọn lựa nguồn dữ liệu phù hợp, tối ưu.