Cẩm nang giảng dạy: Cách giúp học sinh tự tin hơn trong lớp
Học sinh của bạn trong lớp có tự tin hay không? Làm cách nào để các em tự tin tham gia nhiều hơn, nói nhiều hơn, có thể vẫn mắc sai lầm nhưng cảm thấy rằng mình có thể giao tiếp hiệu quả? Nếu các em không làm được điều này thì thầy cô hãy thử áp dụng những cách giúp học sinh tự tin hơn trong lớp ngay sau đây.
1. Không nên sửa lỗi của học sinh quá nhiều
Điều quan trọng là sửa chữa những sai lầm của học sinh, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu thầy cô sửa mọi từ ngữ mà các em nói? Khi học sinh mắc quá nhiều lỗi lầm, và giáo viên lại cứ chăm chăm vào những lỗi đó thì sự tự tin chắc chắn sẽ không còn. Cách giúp học sinh tự tin hơn trong lớp là thầy cô hãy chỉ sửa lỗi sai khi thực sự cần thiết theo mục đích nào đó, nhưng không làm gián đoạn hoặc sửa đổi quá nhiều những gì mà các em đang trình bày.
2. Cách giúp học sinh tự tin hơn trong lớp: thường xuyên khen ngợi
Vấn đề tiếp theo là thầy cô quên khen học sinh những điều các em làm rất tốt. Sau khi tham gia vào hoạt động đóng vai, thầy cô hãy khen học sinh một điều gì đó, ví dụ: “Con đã làm rất tốt?”. Và sau đó có thể bổ sung những gì học sinh cần làm thêm, ví dụ: “Nhưng con đã thiếu một vài nội dung vào tuần trước, con hãy bổ sung ý này trong các bài viết hoặc bài kiểm tra”. Mặc dù thầy cô nói với học sinh những gì các em làm sai nhưng học sinh sẽ đón nhận thông điệp một cách tích cực hơn.
3. Ứng dụng và liên hệ với thực tiễn
Chúng ta nên cố gắng giảng dạy và liên hệ với thực tiễn cho phép học sinh có thể dựa vào những nền tảng kiến thức mà các em đã biết. Nếu các kiến thức đứng biệt lập và quá hàn lâm thì sẽ khiến các em khó nắm bắt, làm chủ và thể hiện nó. Nếu muốn học sinh tự tin hơn, thể hiện nhiều hơn thì hãy chọn những chủ đề gần gũi như ăn uống, trò chơi, mua sắm,…sau đó yêu cầu các em diễn đạt lại một cách học thuật dưới góc độ những kiến thức vừa học.
4. Cho các em cơ hội để thành công
Trong lớp học, học sinh gặp rất nhiều khó khăn – không tập trung, không hiểu, không thể nhắc lại được các nội dung kiến thức. Đó chính là lý do tại sao cần tập trung từ điểm yếu của các em (thiếu kỹ năng, ngôn ngữ hạn chế) và phát huy các thế mạnh của mình.
5. Sử dụng hình ảnh
Hình ảnh quảng cáo, poster, áp phích hoặc các tranh cổ động sẽ giúp các em có cơ sở để tiếp nhận và thể hiện sự hiểu biết. Nếu học sinh phải kể một câu chuyện cho lớp học, các em sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu có những hình ảnh mang theo. Nếu học sinh muốn đưa ra một chủ đề thuyết trình thì sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu có một hình ảnh bất kỳ để dựa vào.
6. Làm cho việc học tập trở nên có định hướng
Việc học theo những mục tiêu cụ thể là điều vô cùng quan trọng. Nếu thầy cô đặt mục tiêu rõ ràng với lớp học của mình, vào đầu năm học và ngay cả khi bắt đầu mỗi lớp học, các em sẽ có cảm giác tốt hơn, tự tin hơn với những gì mà mình hoàn thành. Ví dụ cách giúp học sinh tự tin hơn trong lớp là thầy cô bắt đầu tiết học bằng cách nói cho học sinh biết: “Hôm nay chúng ta sẽ học về 3 nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai” và kết thúc giờ học thầy cô có thể nói “Bây giờ chắc chắn các em đã sẵn sàng để nói cho bất cứ ai những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai rồi đúng không?”.
Xem thêm: Thể hiện sự tuyên dương, khen ngợi học sinh sao cho hiệu quả
7. Hình thành và duy trì các thói quen ngay từ những ngày đầu
Cách giúp học sinh tự tin hơn trong lớp không khó khăn như thầy cô nghĩ. Theo đó bạn hãy dạy cho các em những mẫu câu, cụm từ quan trọng mà sẽ phải sử dụng nhiều lần (Con cho rằng/ Theo ý kiến cá nhân con/ Có rất nhiều ý kiến khác nhau tuy nhiên…Nếu học sinh liên tục lặp lại những cụm từ này thì sẽ sớm hình thành thói quen và học sinh sẽ nói một cách hết sức tự nhiên.
8. Kết luận
Có thể khẳng định sự tự tin là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường tiếp thu tri thức của các em học sinh. Trên đây là toàn bộ những cách giúp học sinh tự tin hơn trong lớp mà thầy cô nên áp dụng ngay để nhanh chóng thấy được sự thay đổi từng ngày ở các em.