Một vài gợi ý về cách đối phó với phụ huynh không hợp tác
Những phụ huynh tích cực luôn đồng hành hỗ trợ với các giáo viên để đảm bảo con cái có được thành công trong học tập. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp phụ huynh không hợp tác, đấy là kiểu phụ huynh chỉ liên hệ đến giáo viên khi cần thiết và ít tham gia vào việc giáo dục con. Dưới đây là một vài gợi ý của Koolsoft về cách đối phó với phụ huynh không hợp tác mà thầy cô có thể áp dụng.
1. Cố gắng không phán xét
Khi thầy cô thấy phụ huynh vắng mặt tại các buổi họp hoặc không hợp tác trong việc giáo dục con, thay vì đưa ra những giả định về lý do thì hãy nhớ rằng “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” và không có phụ huynh nào giống nhau. Có thể có rất nhiều lý do tại sao cha mẹ không hợp tác.
Điều đầu tiên mà thầy cô cần lưu ý là không phán xét hay phê bình cha mẹ các em trước khi biết chuyện gì xảy ra. Không phải lúc nào chúng ta cũng biết những gì xảy ra ở nhà. Đối với một số phụ huynh có một số lý do khiến họ không hợp tác được với giáo viên như: phụ huynh bị mất việc, bị bệnh hoặc tổn thương, thiếu phương tiện đi lại hoặc không có thời gian,…
2. Hỗ trợ để họ tham gia lớp học
Thầy cô hãy thử các cách khác nhau mà có thể khiến phụ huynh cảm thấy dễ dàng hơn trong việc hợp tác. Nếu biết thầy cô thiếu phương tiện đi lại, hãy xem liệu có thể Facetime hoặc Skype với họ được hay không. Nếu phụ huynh không thể nghỉ làm, hãy tổ chức cuộc họp phụ huynh sau giờ làm việc.
Nếu biết phụ huynh không có người trông con thì hãy cho phép họ mang theo con đến cuộc họp và có những hoạt động, đồ ăn nhẹ cho trẻ ngay bên ngoài cửa lớp. Hãy làm bất cứ điều gì cần thiết để phù hợp với hoàn cảnh phụ huynh bởi khi cha mẹ tham gia vào việc giáo dục con cái, đứa trẻ sẽ có khả năng thành công hơn.
3. Cung cấp các dịch vụ đặc biệt
Thật không may là có nhiều gia đình, lý do mà các vị phụ huynh không thể xuất hiện trong cuộc họp hay việc giáo dục con cái là vì có quá nhiều thứ quan trọng họ cần giải quyết. Đó có thể là họ đang vật lộn với cuộc sống mưu sinh, trải qua một cuộc ly hôn, thậm chí là có người thân trong gia đình vừa mới qua đời. Điều thầy cô có thể làm là cung cấp cho họ các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt. Ngoài ra có thể giới thiệu phụ huynh đến nhân viên tư vấn của trường để được đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu cá nhân.
4. Mời người thân hoặc người lớn tham gia
Trong quá trình làm việc với phụ huynh, có nhiều điều vượt khỏi giới hạn và và sự kiểm soát của giáo viên. Thay vì từ bỏ thì hãy thử nhờ một người họ hàng hoặc người lớn khác tham gia hợp tác cùng giáo viên. Nếu bạn biết rằng học sinh đang gặp khó khăn trong môn toán và học sinh này hâm mộ một huấn luyện viên bóng đá, hãy lên lịch một cuộc hẹn với huấn luyện viên này và học sinh để nói về tầm quan trọng của việc đạt điểm cao môn toán.
Nếu thầy cô nhận thấy học sinh đặc biệt gần gũi với ông bà, thì hãy mời họ tham gia vào cuộc họp phụ huynh để thảo luận về các vấn đề liên quan đến học sinh. Bất cứ ai có thể giúp tạo ra sự khác biệt trong việc học và thành công của trẻ thì thầy cô hãy cố gắng liên lạc với họ và đưa đến lớp học.
>> Xem thêm: Kỹ năng giáo viên nhất định phải có trong thời hiện đại
5. Không thể hiện sự thất vọng trước học sinh
Trong những trường hợp phụ huynh không hợp tác, nó khiến thầy cô cảm thấy buồn và thất vọng nhưng đừng thể hiện điều này trước mặt học sinh và không được phép trút giận lên đứa trẻ. Có rất nhiều trường hợp, những đứa trẻ có vấn đề nhất cũng là đứa trẻ mà phụ huynh thường xuyên thường xuyên vắng mặt, không hợp tác.
Điều này khiến giáo viên cảm thấy khó chịu, nhưng bạn phải nhớ đó là lỗi của phụ huynh, không phải lỗi của con cái họ. Bạn vẫn phải đồng hành và hỗ trợ cho con chứ tuyệt đối không được phân biệt đối xử hay trút giận lên đứa trẻ.
6. Kết luận
Khi phụ huynh không hợp tác hoặc thiếu hỗ trợ giáo viên thì công việc của thầy cô có thể trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên nếu áp dụng cách đối phó với phụ huynh không hợp tác bằng sự hỗ trợ, tư vấn đặc biệt, giúp phụ huynh dễ dàng hợp tác thì bạn có thể mang đến cho các em cơ hội thành công ở môi trường giáo dục.