1. Google Classroom là gì?

Cách dạy trực tuyến trên google classroom là một trong những khái niệm bao quát nhất bao gồm tích hợp Google Dos, Google Drive, Gmail…Đây là một trong những công cụ miễn phí dành cho cả giáo viên và học sinh. Được ví như một lớp học trực tuyến hiệu quả cho công việc giảng dạy và học tập. 

Bên cạnh đó, giáo viên có thể tạo lớp online mời học sinh sinh viên tham dự, giao bài tập ngay trên ứng dụng. Để sử dụng ứng dụng này thì nhà trường phải đăng ký Google Apps cho tài khoản Education

Hướng dẫn cách dạy trực tuyến trên google classroom

Hướng dẫn cách dạy trực tuyến trên google classroom

Ứng dụng này là một trong những ứng dụng hoàn toàn miễn phí, bởi vậy rất phù hợp cho các trường học, các trung tâm vân còn hạn chế về mặt kinh phí và tài chính. Với Google Classroom sẽ giúp cho các trường học có thể triển khai về mặt công nghệ thông tin trong đào tạo tiết kiệm nhất có thể. 

2. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng cách dạy trực tuyến trên Google Classroom

2.1 Lợi ích khi sử dụng goolge classroom

Khi so sánh với cách truyền thống thì cách dạy trực tuyến trên Google Classroom được các chuyên gia đánh giá cao mang lại sự tiện lợi cho người dùng rất nhiều.

  • Google Classroom cho phép kết nối với những giáo viên một cách dễ dàng 
  • Giáo viên trao đổi vơi học sinh thảo luận về bài tập.. Ngoài ra, giáo viên còn có thể theo dõi tiến độ học tập của học viên. 
  • Giúp giáo viên dễ dàng quản lý điểm số và bài tậ ở cùng một nơi đó là Google Drive
  • Điểm đặc biệt ứng dụng này cung cấp dung lượng không giới hạn. Giáo viên có thể sử dụng lưu trữ tất cả các dữ liệu cần thiết ngay trên Drive của lớp học và từ đó có thể chia sẽ một cách dễ dang dành cho sinh viên mà không cần phải bận tâm và lưu giữ không gian lưu trữ.
  • Bạn có thể truy cập bất cứ noi nào có internet để theo dõi tình học tập của lớp…Và cùng với đó bạn có thể thông báo tức thời, trao đổi trên diễn dàn cũng được dễ dàng thực hiện. 
  • Tự động tích hợp với các ứng dụng khác của Google

2.2 Nhược điểm khi sử dụng Google Classroom

  • Chỉ thảo luận trực tiếp qua giảng dạy và học tập với các tệp tài liệu có sẵn trên ứng dụng Google Classroom mà chưa có thể đồng bộ với Google Hangouts để có thể tổ chức các lớp học trực tuyến. Đây là nguyên nhân chính cho ứng dụng này đã bị mất điểm trong mắt người dùng. 
  • Chưa có sự cải biến trong vấn đề khóa mã các tài liệu giảng dạy được tải lên và các học viên đều có quyền chỉnh sửa lại các dữ liệu đó. Bởi vậy học viên có thể chỉnh sửa học xóa bất cứ tài liệu nào của giáo viên và gây ảnh hưởng tới việc giảng dạy.
  • Cho phép truy cập từ nhiều miền khác nhau. Giáo viên phải đăng nhập trực tiếp vào Google Apps for education mà không thể sử dụng Gmail của mình hay tài khoản của ứng dụng khác. 

3. Lưu ý khi dùng Google Classroom

Chúng tôi đã đưa ra một số ưu và nhược điểm khi sử dụng Google Classroom một cách khái quát hơn bạn sẽ có cái nhìn thực tế hơn để cho mình khi quyết định sử dụng ứng dụng này trong nhà trường hay các tổ chức giáo dục khác. 

  • Phải đăng nhập đúng đầy đủ địa chỉ mail với tên miền @husc.edu.vn
  • Sinh viên tham gia vào lớp học thông qua thư mời trong hộp thư để đồng ý 
  • Trước khi tiến hành nộp bài cho giảng viên sinh hãy kiểm tra đã đính kèm đủ các file bài tập (nếu có) trước khi nộp bài

4. Hướng dẫn dùng Google Classroom

4.1 Bước 1: Đăng nhập google classroom

  • Đăng nhập với tài khoản là địa chỉ email của giáo viên hoặc sinh viên

Đăng nhập bằng đúng mail với tên miền @husc.edu.vn

Sau khi đăng nhập, chọn tham gia Google Classroom với vai trò tôi là giáo viên hoặc tôi là sinh viên

Chọn người dùng sau khi đăng nhập

4.2 Bước 2: Chuẩn bị vào tham gia khóa học

Để giúp học sinh tham gia và sử dụng mã lớp học đã được giảng viên tạo trên ứng dụng Google Classroom hoặc có thể thông qua thư mời tham gia lớp học ( điều đó còn phụ thuộc vào việc giảng viên có cho học sinh tham gia lớp học bằng cách nào)

Cách 1: Sử dụng mã lớp do giảng viên cung cấp

Với cách  này, hầu hết sinh viên nào có mã lớp học đều có thể tham gia vào lớp học được giảng viên tạo ra trên Google Classroom

Bước 1: Trong trang Google Classroom nhấp chọn Tham gia lớp học ở góc màn hình bên phải

Chọn tham gia lớp học

Bước 2: Sinh viên lấy mã đăng nhập do giảng viên cung cấp, và nhấn nút để tham gia vào học

Vào lớp học

Cách 2: Tham gia lớp học của giảng viên thông qua lời mời

Với cách này giảng viên sẽ mời trực tiếp sinh viên vào lớp học

Bước 1: Đăng nhập vào địa chỉ https://classroom.google.com

Bước 2: Danh sách lớp học được hiển thị, click Tham gia để đồng ý vào lớp học mà giáo viên đã gửi lời mời đến bạn

Vào lớp học qua lời mời của giảng viên

Lưu ý: Sinh viên cũng có thể thông qua thư mời trong hộp thư để đồng ý tham gia vào lớp học.

4.3 Bước 3:  Làm quen giao diện Google Classroom PC

Sau khi truy cập vào google classroom, trên màn hình máy tính sinh viên sẽ nhìn thấy danh sách các lớp học đã tham gia. Nhấp vào tiêu đề của lớp học để vào lớp.

Giao diện của mỗi lớp học khi bạn truy cập vào sẽ như sau:

Theo đó trong giao diện sẽ như sau:

Khung Sắp đến hạn: nhắc nhở bạn về các bài tập, bài kiểm tra mà bạn phải làm theo thời hạn quy định của giảng viên

Thông báo sắp hết hạn bài tập

Trang Luồng: Nơi bạn có thể đăng tải các bài viết chia sẻ và trao đổi liên quan đến hoạt động của lớp

Giao diện trang luồng

Trang Bài tập trên lớp: Nơi giảng viên đăng tải bài giảng, tài liệu, các bài tập, bài kiểm tra,.. sử dụng cho hoạt động của lớp học.

Trang Mọi người: Là nơi bạn có thể thấy được danh sách giảng viên và các bạn sinh viên cùng tham gia lớp học với mình

Giao diện trang bài tập

4.4 Bước 4:  Xem và nộp bài tập theo yêu cầu của giảng viên

Khi tham gia lớp học trên Google Classroom, một trong những việc bạn thường phải thực hiện là làm và nộp các bài tập, bài kiểm tra theo yêu cầu của giảng viên phụ trách lớp học.

Xem bài tập được giao

Đầu tiên:  Chọn trang Bài tập trên lớp để xem danh sách các bài tập được giao

Thứ 2: Nhấp chọn vào bài tập để xem chi tiết hướng dẫn và nội dung của bài tập

 

Thứ 3: Nhấn Xem bài tập để xem chi tiết nội dung của bài tập. Nếu bài tập được giao có file đính kèm, bạn có thể nhấp vào file để xem hoặc tải file.

Nộp bài tập cho giảng viên

Sau khi hoàn thành làm bài tập, bạn cần phải nộp bài cho giảng viên để sửa và chấm bài. Để nộp bài cho giảng viên, bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Vào trang Xem bài tập của bài tập cần nộp (xem lại bước 3 ở phần trên)

Trạng thái này cho biết

Bước 2: Nếu bài nộp của bạn có các file đính kèm, bạn cần phải gửi các file này cho giảng viên bằng cách nhấn nút để chọn file cần nộp cho giảng viên.

Lưu ý: Bạn phải kiểm tra đã đính kèm đủ các file bài tập (nếu có) trước khi tiến hành nộp bài cho giảng viên.

Bước 3: Nhấn nút Nộp và xác nhận để tiến hành nộp bài cho giảng viên

Lưu ý: Trong một số trường hợp, giảng viên có thể chỉ yêu cầu bạn báo cáo là đã hoàn thành bài tập mà không yêu cầu phải nộp bài dưới dạng có file đính kèm.

>> Xem thêm: Hướng dẫn học trực tuyến trên VNEDU hiệu quả

4.5 Bước 5:  Theo dõi lịch học của lớp

Khi hoạt động của lớp học trên Google Classroom, bạn phải thường xuyên chú ý đến lịch học của lớp thông qua Google Calendar. Bạn có thể truy cập vào Google Calendar thông qua địa chỉ https://calendar.google.com

Giao diện theo dõi lịch học

5. Kết luận

Nếu bạn đang phụ trách giảng dạy ở bất kỳ cấp độ nào và được đưa ra quyết định về các công cụ giảng dạy trực tuyến, thì cách dạy trực tuyến trên Google Classroom chắc chắn là một lựa chọn đáng xem xét. Mặc dù đây không phải là một sự thay thế nhưng nó là một công cụ thực sự tuyệt vời để đưa các kiến ​​thức cơ bản về giảng dạy trực tuyến