Hiện nay cách học theo kiểu đọc – chép lý thuyết và nhồi nhét kiến thức dần bị thay thế bởi những phương pháp dạy học hiện đại. Một trong số đó là các phương pháp dạy học phát triển năng lực đang được nhiều trường học áp dụng và đạt được nhiều thành tựu. Để hiểu rõ hơn về phương pháp dạy học theo kiểu mới này, chúng ta cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây bởi Koolsoft.

1. Tìm hiểu về dạy học phát triển năng lực

Dạy học phát triển năng lực là mô hình giáo dục hiện đại tập trung chủ yếu vào mục tiêu phát triển toàn diện của các em học sinh. 

Các chương trình học theo phương pháp này được thiết kế bài bản thông qua các hoạt động giảng dạy tích cực và sáng tạo dưới sự dẫn dắt của các thầy cô. Với cách đào tạo lấy người học làm trung tâm này, học sinh sẽ có cơ hội khám phá được tiềm năng của bản thân và phát huy tính tích cực, chủ động và nâng cao tinh thần học tập không ngừng.

Khác với cách dạy truyền thống chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức từ một phía và ghi nhớ hết lý thuyết mà thầy cô truyền đạt, dạy học theo kiểu năng lực đòi hỏi khả năng vận dụng những gì đã được học vào thực tế để giải quyết tốt vấn đề. Nhờ đó mà học sinh sẽ được phát triển toàn diện ở mọi mặt.

dạy học phát triển năng lực chú trọng việc phát triển toàn diện cho học sinh

Dạy học phát triển năng lực chú trọng việc phát triển toàn diện cho học sinh

2. Đặc điểm phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực có đặc điểm riêng biệt khác với cách đào tạo theo kiểu truyền thống, theo đó việc lấy học sinh làm trung tâm đang được quan tâm hơn hết.

Tính ứng dụng và thực hành: áp dụng các phương pháp dạy học phát triển năng lực giúp học sinh nắm vững kiến thức và hiểu được rõ bản chất qua các hoạt động thực hành. Theo đó lý thuyết sẽ được áp dụng vào thực tiễn để giải quyết tốt các tình huống ở thực tế. Điều này giúp năng cao kiến thức, thái độ và kỹ năng sống cho trẻ.

Tính cá nhân hóa và đa dạng hóa: đây là cách giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm, do đó chương trình giảng dạy được thiết kế đa dạng theo độ tuổi, khả năng và nhu cầu của từng đối tượng. Ngoài những môn học chính thức theo quy định thì học sinh có cơ hội tham gia vào những môn học tự chọn bằng bất cứ hình thức, thời gian và địa điểm nào (học trực tiếp, học nhóm, học online,..)

Xác định đúng khả năng cả từng đối tượng: nhờ vào việc học tập phân hóa theo năng lực mà học sinh có thể xác định được năng lực và sự tiến bộ của mình. Từ đó điều chỉnh được mục tiêu phương pháp học tập hiệu quả cho mình.

Tài liệu học tập chuyên môn: Những giáo án được thiết kế riêng biệt phụ thuộc vào năng lực và nhịp độ học tập của các em học sinh, qua đó phát triển tốt khả năng học tập độc lập cùng với nhiều kỹ năng khác.

3. So sánh dạy học truyền thống và dạy học phát triển năng lực

Vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cách dạy truyền thống được thể hiện thông qua những tiêu chí:

Dạy học truyền thống Dạy học phát triển năng lực
Mục tiêu dạy học
  • Hướng đến việc tiếp thu kiến thức về mặt lý thuyết thông qua sách vở
  • Mục tiêu chung chung, không có sự rõ ràng và chi tiết
  • Rõ ràng và có thể quan sát được
  • Mục tiêu phù hợp với năng lực và nhu cầu của học sinh
  • Có thể đánh giá được theo từng thời điểm
  • Kiến thức thông qua nguồn tài liệu phong phú và thực tiễn
Nội dung dạy học
  • Toàn bộ học sinh được áp dụng một chương trình học tập như nhau
  • Chủ yếu học qua sách giáo khoa
  • Tập trung chủ yếu vào lý thuyết, chưa có hoạt động vận dụng và thực hành
  • Gắn với thực tế và xu hướng hiện đại
  • Bài học được thiết kế theo năng lực và trình độ nhất định
  • Kết hợp với các xu thế của đời sống hiện đại giúp học sinh ứng dụng trong nhiều tình huống
Phương pháp dạy học
  • Thầy cô là người truyền đạt kiến thức, học sinh tiếp thu thụ động
  • Sử dụng các phương pháp truyền thống: thuyết trình, ghi chép
  • Học sinh đóng vai trò là trung tâm
  • Học sinh chủ động nghiên cứu dự án
  • Thầy cô chú trọng phương pháp dạy tích cực như trải nghiệm, tự học
Hình thức dạy học Truyền đạt kiến thức chung nhất cho cả lớp Học theo nhóm và cá nhân, kết hợp nhiều bài vận dụng thực tiễn
Đánh giá kết quả học tập
  • Dựa vào khả năng thuộc bài
  • Đánh giá kết quả theo định kỳ
  • Đánh giá dựa vào khả năng ứng dụng thực tiễn của học sinh
  • Quá trình đánh giá được tích hợp trong khi học
  • Đánh giá được diễn ra tại mọi thời điểm
Quản lý dạy học Chú trọng vào nội dung giảng dạy của thầy cô Chú trọng vào năng lực thật của các em học sinh
dạy học phát triển năng lực là cách đào tạo ưu việt

Dạy học phát triển năng lực là cách đào tạo ưu việt

4. Các phương pháp dạy học phát triển năng lực tốt nhất

Các phương pháp dạy học phát triển năng lực đang được chú trọng áp dụng tại nhiều trường học và thu về nhiều đánh giá tích cực từ phía thầy cô – gia đình – nhà trường. Dưới đây là một số cách đào tạo phổ biến mang đến hiệu quả rõ nét nhất.

4.1 Tổ chức hoạt động kết hợp cùng học tập

Việc tổ chức hoạt động kết hợp cùng học tập giúp tạo nên hứng thú cho học sinh, giúp các em tiếp thu một cách tốt nhất. Thầy cô có thể hướng dẫn khởi động đầu giờ, trò chơi, đọc sách, thảo luận nhóm…để người học chủ động nghiên cứu và ghi nhớ mọi kiến thức. Những hoạt động này sẽ làm bầu không khí sôi động, giúp đem đến hiệu quả tối ưu nhất.

4.2 Học tập dựa vào sự tương tác

Như đã đề cập, dạy học dựa vào phương pháp phát triển năng lực lấy học sinh làm trung tâm của bài giảng. Thầy cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và đưa ra lời khuyên khi cần thiết. Từ việc liên tục đặt câu hỏi và khai thác các ý kiến phản biện của học sinh, qua đó giúp các em chủ động hơn trong học tập và rèn luyện các kỹ năng ưu việt như: thuyết trình, làm việc nhóm, phản biện,…

Qua những câu trả lời và ý kiến được trình bày, thầy cô sẽ hiểu được khả năng của học sinh, từ đó đồng hành cùng các em trong quá trình học hiệu quả.

học tập tương tác là một trong các phương pháp dạy học phát triển năng lực tốt nhất

Học tập tương tác là một trong các phương pháp dạy học phát triển năng lực tốt nhất

4.3 Dạy học theo phương pháp cá nhân hóa

Việc dạy học định hướng phát triển năng lực đề cao tính cá nhân hóa của các em học sinh. Các bài học được thiết kế phân hóa để phù hợp với khả năng tiếp thu của người học để tạo sự hứng thú cho các em. Thầy cô cần biên soạn giáo án hợp lý, đồng thời sớm nhận diện các điểm mạnh của từng học sinh để phát triển tốt mọi tiềm năng cho các em.

4.4 Tạo cho trẻ thói quen tự học

Ngày nay việc tự học được đánh giá là kỹ năng vô cùng cần thiết, giúp khơi dậy năng lực nghiên cứu, tư duy logic và tự giải quyết vấn đề của học sinh. Để đạt được hiệu quả tối ưu, giáo viên cần hướng dẫn và hỗ trợ các em trong quá trình tự học bằng việc đưa ra các gợi ý, cung cấp tài liệu cần thiết,…Thông qua một trong các phương pháp dạy học phát triển năng lực này, người học sẽ tiếp thu nguồn kiến thức một cách sâu sắc, chắc chắn và  hiểu rõ những bản chất của vấn đề.

>> Xem thêm: Phương pháp dạy học ở tiểu học

4.5 Dạy học kết hợp đánh giá

Việc thầy cô đánh giá sau quá trình học chính là cách để xác định hiệu quả học tập, kịp thời chỉnh sửa mọi khuyết thiếu và phát huy những ưu điểm của học sinh. Sự kiểm tra và đánh giá của thầy cô có vai trò hỗ trợ học sinh vượt qua mọi khó khăn và tạo động lực giúp các em học tập một cách hiệu quả hơn. Điều này tạo điều kiện để người học hiểu được sự quan trọng và cần chú tâm vào kiến thức lẫn kỹ năng của học sinh. Từ đó các em sẽ chủ động hơn trong việc rèn luyện và cải thiện mọi kết quả đánh giá.

dạy học nên có sự đánh giá của thầy cô

Các phương pháp dạy học phát triển năng lực là có sự đánh giá của thầy cô

4.6 Dạy học kết hợp kiến thức và thực tiễn

Nếu kiến thức trên sách vở không được vận dụng vào thực tiễn thì sẽ dễ bị rơi vào lãng quên. Vì vậy những bài học cần mang tính ứng dụng thực tế để học sinh cảm nhận được ý nghĩa của kiến thức và kỹ năng được học. Điều này sẽ giúp các em có thêm niềm đam mê và hứng thú với mọi bài giảng, tạo tiền đề phát triển toàn diện và thích nghi tốt với cuộc sống thường ngày.

Kết luận

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin tổng quan nhất về các phương pháp dạy học phát triển năng lực nên được áp dụng rộng rãi ở mọi cấp bậc. Mong rằng nhà trường và thầy cô sẽ áp dụng chương trình đào tạo phù hợp để các em có cơ hội phát triển toàn diện.