Bài giảng E – Learning được dự báo là xu hướng đào tạo được ưa chuộng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay. Vậy bài giảng trực tuyến E – Learning là gì? Có những ưu điểm vượt trội gì và lưu ý gì khi triển khai hình thức đào tạo này? Bạn đọc hãy cùng Koolsoft tìm hiểu ngay nhé!

1. Bài giảng E – Learning là gì?

Khác với bài giảng thông thường, bài giảng E – Learning là một hình thức tổ chức các bài giảng dựa trên các thiết bị công nghệ thông minh như điện thoại, máy tính,…thông qua mạng Internet. Một bài giảng sẽ được thiết kế kết hợp đa dạng giữa nhiều hình thức như hình ảnh, biểu đồ, từ ngữ, video âm thanh. Nhờ tính năng có thể học tập từ xa, cách thức giảng dạy này giúp người học xóa dần đi khoảng cách về không gian và thời gian, học viên không phải đến dự lớp học vào một địa điểm cụ thể hay một khung thời gian nhất định.

Trong suốt quá trình diễn ra bài giảng, giáo viên và học viên chỉ cần có kết nối Internet, sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ như chia sẻ màn hình máy tính, dạy trên máy tính kết hợp bảng trắng,…là đã có thể trao đổi với nhau mà không cần gặp gỡ trực tiếp. Thời gian gần đây yếu tố lớn nhất làm giảng E – Learning được sử dụng rộng rãi hơn đó chính là nhu cầu dạy và học online tăng mạnh mẽ, một phần do sự ảnh hưởng từ đại dịch covid 19, một phần do sự tiện lợi của các bài giảng này mang lại.

tìm hiểu rõ nét về bà giảng E - Learning

Tìm hiểu rõ nét về bà giảng E – Learning

2. Sự khác biệt giữa bài giảng truyền thống và bài giảng E – Learning

2.1 Bài giảng truyền thống là gì?

Bài giảng truyền thống được giáo viên đứng lớp, giảng dạy theo giáo án riêng đã được soạn qua sổ giáo án truyền từ năm này qua năm khác. Những bài giảng này soạn bằng tay nên thường có rất ít tài liệu minh họa sinh động. Ở những tiết học được giảng dạy theo các bài giảng truyền thống, thầy cô thường sẽ vạch ra những ý chính trong sách giáo khoa đúng với quy chuẩn của bộ giáo dục và đào tạo và đưa ra kết luận ở buổi học cuối cùng. Học sinh ghi chép đầy đủ, phát biểu bài, chú ý trật tự nghe giáo viên giảng bài trong quá trình diễn ra tiết học là có thể coi những tiết học đó diễn ra trôi chảy.

2.2 Điểm khác biệt của bài giảng E – Learning và bài giảng truyền thống

Để làm rõ được sự khác biệt giữa bài giảng truyền thống và bài giảng E – Learning thì ta cần phân tích 3 yếu tố:

  • Nền tảng xây dựng: Bài giảng trực tuyến E – Learning được thiết kế trên các thiết bị công nghệ và giảng dạy qua mạng lưới Internet còn bài giảng truyền thống được thiết kế trên giáo án viết tay thông thường và tổ chức giảng dạy tại một địa điểm offline nhất định.
  • Tài liệu tham khảo: Về một bài giảng trực tuyến, tài liệu có thể là những file, tệp định kèm, chỉ cần mở các cửa sổ khác nhau trên máy tính trong quá trình học là có thể tham khảo, ghi chép lại những ý chính mà người học cho là quan trọng với bài giảng.

Còn đối với bài giảng truyền thống, để tham gia một tiết học thông thường thì học sinh cần mua giáo trình theo bài giảng cùng các loại tài liệu giấy khác nhau. Hoặc nếu có tài liệu khác thì các tài liệu này sẽ kém sinh động.

  • Hiệu quả truyền tải: Các bài giảng trực tuyến thường được xây dựng kết hợp giữa kiến thức cần truyền tải qua hình ảnh, âm thanh, biểu đồ sinh động nhằm khơi tạo sự hứng thú trong quá trình học. Còn bài giảng truyền thống cũng có hình ảnh, biểu đồ nhưng kém phần sống động và có khả năng tạo hứng thú, tương tác của học sinh với bài giảng kém hơn các bài giảng trực tuyến.
Tích hợp bài giảng trực tuyến mang đến nhiều tiện ích hấp dẫn

Tích hợp bài giảng trực tuyến mang đến nhiều tiện ích hấp dẫn

3. Ưu điểm khi sử dụng bài giảng E – Learning

3.1 Đối với người dạy

  • Nâng cao hiệu quả giảng dạy: Nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ, những câu từ kiến thức khô khan nay được thiết kế và sắp xếp logic thông qua hình ảnh, video, biểu đồ nhằm tăng sự sinh động. Qua đó giáo viên có thể dễ dàng truyền tải bài giảng đến học viên, thu hút được đông đảo học viên hơn và tăng tính sáng tạo.
  • Sắp xếp, theo dõi lộ trình giảng dạy và hiệu quả: Các bài giảng được thiết kế khoa học và có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Điều này giúp người dạy chủ động sắp xếp và quản lý việc dạy học trực tuyến cũng như theo dõi tiến độ học tập của học sinh, tránh việc triển khai thừa hoặc thiếu nội dung đào tạo.
  • Dễ lưu trữ và tối ưu hóa nội dung: Sử dụng lộ trình giảng dạy E – Learning giúp người dạy không cần mất thời gian sử dụng tờ giấy bút, các thiết bị in ấn và lưu trữ dữ liệu cồng kềnh. Đặc biệt cấu trúc bài giảng có thể chỉnh sửa, tối ưu hóa và tái sử dụng lâu dài.

3.2 Đối với người học

  • Đảm bảo tính linh hoạt: Hệ thống bài giảng E – Learning giúp người học không phải mất thời gian đến lớp theo khung giờ và địa điểm cố định. Việc sắp xếp thời gian linh hoạt sẽ giúp người học có một tâm thế sẵn sàng tiếp thu bài học hơn là bị bó buộc trong một khoảng không gian và thời gian nhất định.
  • Dễ tiếp thu kiến thức: Các bài giảng trực tuyến có tính sinh động, người học sẽ dễ dàng được tiếp thu và ghi nhớ kiến thức được nhanh và lâu hơn.
Bài giảng trực tuyến mang đến ưu điểm cho cả người dạy và người học

Bài giảng trực tuyến mang đến ưu điểm cho cả người dạy và người học

4. Lưu ý khi xây dựng kho bài giảng E – Learning

4.1 Xác định tốt đối tượng giảng dạy

Trước khi bắt đầu thiết kế một bài giảng hay một khóa học, cần xác định đối tượng sẽ theo học nằm trong độ tuổi nào? Họ có mong muốn gì sau khi hoàn thành xong khóa học hay không? Trong quá trình thiết kế, nên đặt mình vào vị trí của người học để lựa chọn câu chữ, hình ảnh phù hợp với đối tượng theo học.

Ngoài ra giáo viên có thể chèn vào một đoạn khảo sát về sự hài lòng của người học ở cuối bài giảng để biết thêm mong muốn của học sinh sau khi khoa học kết thúc là gì? Những thông tin này rất cần thiết cho quá trình tối ưu hóa thiết kế cấu trúc bài giảng trực tuyến.

4.2 Tối ưu nội dung bài giảng

Một bài giảng  E – Learning thông thường sẽ không vượt quá 10 slides nên cần vạch ra rõ những nội dung chính nên đưa vào bài giảng, những nội dung có thể tạo thành một file tài liệu đính kèm.

Sau khi đã xác định được nội dung bài giảng thì điều quan trọng tiếp theo là sắp xếp nội dung kiến thức theo một lộ trình để đạt được tối đa hiệu quả giảng dạy.

>> Xem thêm: Ứng dụng của E – Learning trong dạy học

4.3 Thiết kế bài giảng logic

Nếu như là một người mới bắt tay vào soạn thảo bài giảng E – Learning, thầy cô có thể tham khảo những mẫu bài giảng được sử dụng trước đó hoặc có thể tự tay thiết kế riêng một bài giảng cho mình. Một số mẹo hay khi thiết kế bài giảng mà thầy cô có thể áp dụng như sau:

  • Slides trong một bài giảng nên được đặt theo một phông nền, phông chữ nhất định. Màu sắc của chữ viết nên đơn giản nhất có thể.
  • Nên thêm hình ảnh, đồ thị vào bài giảng nhưng cũng cần đảm bảo cân bằng với phần văn bản. Mặc dù đồ thị và hình ảnh luôn là yếu tố giúp bài giảng thêm đặc sắc nhưng nếu lạm dụng những công cụ này sẽ khiến người học khó tập trung, bối rối.
  • Nên chèn video trong bài giảng nhằm giúp người học thư giãn sau quá trình đọc hiểu. Lưu ý rằng video chỉ nên kéo dài trong khoảng 3 – 20 phút để đảm bảo tính hiệu quả mà nó mang lại.
  • Thêm câu đố và đánh giá vào bài giảng để đảm bảo người học hiểu được toàn bộ nội dung bài giảng. Đồng thời giáo viên biết mức độ hiểu bài của học viên, hỗ trợ những câu hỏi mà các em thường trả lời sai.
  • Cuối cùng người soạn thảo bài giảng cần kiểm tra kỹ lỗi sai ngữ pháp, chính tả. Vấn đề kỹ thuật đã đảm bảo hay chưa để quá trình học được diễn ra trơn tru và hiệu quả.
Lưu ý khi xây dựng kho bài giảng trực tuyến để đạt được hiệu quả toàn diện

Lưu ý khi xây dựng kho bài giảng trực tuyến để đạt được hiệu quả toàn diện

5. Kết luận 

E – Learning hiện nay được đánh giá là hình thức đào tạo tối ưu không chỉ dành riêng cho giáo viên, học sinh mà còn dành cho những chương trình đào tạo trong các doanh nghiệp lớn, nhỏ. Việc áp dụng bài giảng E – Learning còn được dự đoán sẽ ngày càng phổ biến và phát triển thêm nhiều tính năng ưu việt khác.