Phương pháp dạy học tích cực đã và đang chứng minh những ưu điểm vượt trội so với các phương pháp dạy học truyền thống. Điều này đã khiến phương pháp dạy học này trở nên phổ biến hơn ở các trường học hiện nay. Có 4 đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên cần nắm rõ.

4 đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

4 đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực và những lưu ý quan trọng

1. 4 đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 

Với phương pháp dạy học tích cực, học sinh sẽ làm trung tâm của giờ học nhưng giáo viên hoàn toàn có thể kiểm soát được các vấn đề có thể diễn ra.Nếu làm được đó, học sinh và giáo viên đều sẽ nhận được nhiều lợi ích một cách vui vẻ, thoả mãn. Và để có 1  chương trình học tích cực, hãy đảm bảo 4 đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực sau:

1.1 Đặc trưng thứ nhất: Dạy học thông qua hoạt động của học sinh

Đặc trưng thứ nhất nằm trong 4 đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực đó là dạy học thông qua hoạt động của học sinh. Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, học sinh có thể tự khám phá những kiến thức mới một cách chủ động, tích cực. 

Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, giới thiệu học sinh cách để đạt được những thông tin, kiến thức về môn học. Còn học sinh sẽ tự động học tập, cố gắng để nhớ lại những kiến thức cũ và phát hiện kiến thức mới, sau đó vận dụng những kiến thức có được vào các tình huống khác, trong học tập và thực tiễn. 

4 đạc trưng của phương pháp dạy học tích cực

Đặc trưng thứ nhất: Dạy học thông qua hoạt động của học sinh

1.2 Đặc trưng thứ hai: Dạy học tập trung vào việc rèn luyện phương pháp tự học

Đặc trưng thứ hai nằm trong 4 đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực, đó là tập trung vào phương pháp tự học. Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh cách tiếp nhận tri thức, giáo viên cũng cần tập trung vào việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học thế nào để hiệu quả. 

Để thực hiện được điều này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh:

  • Cách đọc tài liệu học tập
  • Cách tìm kiếm kiến thức từ các nguồn khác
  • Cách suy luận vấn đề từ kiến thức đã có

Khi học sinh có thể tự rèn luyện phương pháp tự học, từ đó rèn luyện cho mình các thao tác tư duy phân tích tổng hợp, khái quát hoá, quy lạ về quen,… điều này sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển những tiềm năng của bản thân. 

4 đạc trưng của phương pháp dạy học tích cực

Đặc trưng thứ hai: Dạy học tập trung vào việc rèn luyện phương pháp tự học

1.3 Đặc trưng thứ ba: Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác

Đây là một đặc trưng quan trọng đối với phương pháp dạy học tích cực. Với đặc trưng này, giáo viên nên thực hiện theo phương châm “tạo điều kiện để học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều và thảo luận nhiều hơn”. Lớp học nên được xây dựng thành môi trường giao tiếp giữa thầy – trò và trò – trò. 

Nếu thực hiện được điều này, học sinh sẽ cố gắng để vừa tự học, vừa tăng cường hợp tác với giáo viên và bạn học để xử lý các vấn đề trong quá trình học, vừa xử lý được các nhiệm vụ cá nhân, vừa xử lý nhiệm vụ chung của tập thế. 

4 đạc trưng của phương pháp dạy học tích cực

Đặc trưng thứ ba: Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác

1.4 Đặc trưng thứ tư: Kết hợp đánh giá từ thầy với tự đánh giá của trò

Việc đánh giá và tự đánh giá là một trong những yêu cầu quan trọng đối với phương pháp dạy học tích cực. Vì vậy, 1 trong 4 đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực đó là kết hợp 2 điều này. 

Giáo viên có thể đánh giá học sinh của mình thông qua kết quả đạt được trên thang điểm mục tiêu đạt được bằng hệ thống các câu hỏi, bài tập. Kết hợp cùng việc đánh giá từ phía giáo viên, cần chú trọng vào việc giúp học sinh tự đánh giá được bản thân mình trong quá trình tiếp nhận kiến thức. 

4 đạc trưng của phương pháp dạy học tích cực

Đặc trưng thứ tư: Kết hợp đánh giá từ thầy với tự đánh giá của trò

Các hình thức tự đánh giá có thể là đánh giá dựa trên đáp án mẫu, đánh giá theo hướng dẫn có sẵn, hoặc dựa trên các tiêu chí chung, học sinh đánh giá được bản thân được và chưa được ở điểm nào, nguyên nhân là do đâu và cách sửa sai như thế nào. 

2. Lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực

Trên đây là 4 đặc trưng phương pháp dạy học tích cực cơ bản cần tuân thủ để đạt được kết quả cao nhất. Việc áp dụng linh hoạt 4 đặc trưng này trong việc day học, cần giáo viên là người có chuyên môn, kĩ năng và bản lĩnh đứng lớp. Bên cạnh việc tuân thủ 4 đặc trưng này, giáo viên cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Áp dụng phương pháp dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ phương pháp dạy học truyền thông. Thay vào đó, hãy kế thừa các ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống đã làm được. 

+ Các phương pháp thuyết trình, giảng giải, biểu diễn thông qua các công cụ trực quan,.. rất cần thiết để học sinh hiểu được những kiến thức mới, khó và mang tính trừu tượng. 

+ Cần chọn lựa phương pháp giảng dạy, chọn thời điểm đúng để áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp và phương pháp đó cần phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. 

4 đạc trưng của phương pháp dạy học tích cực

Cần lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực

Như vậy, với những chia sẻ trên đây, các giáo viên đã có những hình dung rõ ràng về 4 đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực và những lưu ý quan trọng khi áp dụng phương pháp này. Mong rằng những kiến thức này sẽ góp phần giúp các giờ dạy của các giáo viên hiệu quả, mang lại kết quả tốt nhất cho quá trình tìm tòi và vận dụng kiến thức của học sinh.