Phương pháp dạy học trực quan ở mầm non hiện đang được nhiều cơ sở giáo dục áp dụng. Vậy chương trình giảng dạy kiểu mới này có đặc điểm gì, ưu – nhược điểm ra sao? Tất cả những thông tin chi tiết sẽ được Koolsoft chia sẻ đến bạn đọc qua nội dung sau.

1. Phương pháp giáo dục trực quan là gì?

Phương pháp dạy học trực quan ở mầm non là chương trình giảng dạy sử dụng những phương tiện giảng dạy trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi sử dụng tài liệu mới hoặc khi ôn tập, củng cố hoặc hệ thống hóa kiến thức. 

Phương pháp này thường được thể hiện theo các hình thức cụ thể như sau:

  • Trình bày gắn liền với những thí nghiệm thực tế, những thiết bị kỹ thuật, phim điện ảnh, video nhằm mang đến cho trẻ những cái nhìn sinh động và rõ nét. Hơn nữa việc trình bày các mô hình hiện đại cho hiện thực khách quan được lựa chọn tỉ mỉ để phù hợp với môi trường sư phạm.
  • Đây là tiền đề để việc nhận thức, tiếp thu kiến thức ở trẻ đạt được hiệu quả tốt nhất. Đồng thời việc trình bày gắn liền với các thí nghiệm chính là cầu nối giữa thực tiễn với lý thuyết, thông qua bài giảng của giáo viên thì học sinh có thể lĩnh hội các kiến thức và hình thành kỹ năng riêng biệt.
  • Một số phương pháp giáo dục trực quan mà các thầy cô có thể áp dụng là bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ trên bảng,…
phương thức đào tạo cho trẻ theo kiểu trực quan

Phương thức đào tạo cho trẻ theo kiểu trực quan

2. Ưu và nhược điểm của phương pháp giáo dục trực quan

2.1 Ưu điểm

Việc áp dụng phương pháp giáo dục trực quan mang đến cho bài giảng thêm phần sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng tốt mọi kiến thức. Những công cụ hỗ trợ như bản đồ, tranh vẽ sẽ giúp học sinh hiểu sâu và ghi nhớ tốt hơn. Bên cạnh đó cách học này còn giúp phát triển khả năng quan sát, tư duy nhanh nhạy và trí tưởng tượng cho học sinh.

2.2 Nhược điểm

Bài giảng nếu chứa nhiều hình ảnh, video không phù hợp rất dễ gây mất tập trung, phân tán sự chú ý khiến các em học sinh khó tiếp thu được phần kiến thức quan trọng của bài giảng.

Đòi hỏi thầy cô phải đầu tư nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó còn phải chọn lựa tài liệu phù hợp với thời lượng giảng dạy.

3. Thực hiện giáo dục trực quan cho trẻ thế nào?

Phương thức dạy học trực quan cần thực hiện theo những bước như sau:

  • Thầy cô cần chuẩn bị hình ảnh, video, băng đĩa,…về chủ đề của bài học và cần đảm bảo rằng những hình ảnh minh họa không chứa nội dung phản cảm
  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng trực quan cho bài học giáo viên treo tranh ảnh lên hoặc các thiết bị, vật dụng thí nghiệm và đưa ra định hướng để học sinh quan sát
  • Thầy cô trình bày chi tiết các nội dung có trong hình ảnh, bản đồ,…nếu là dụng cụ thí nghiệm thì các thầy cô sẽ thực hành thí nghiệm và trình chiếu lại bằng video để các em quan sát
  • Thầy cô dành thời gian nhất định để học sinh quan sát sau đó gọi một vài học sinh lên phát biểu xem đã học được những kiến thức gì?
  • Thầy cô chuẩn bị một số câu hỏi cho học sinh nhằm giúp các em vận dụng được những gì đã quan sát được để trả lời các câu hỏi đó có thể hiểu rõ bản chất, bài học sâu sắc nhất
phương pháp dạy học trực quan ở mầm non được áp dụng hiệu quả

Phương pháp dạy học trực quan ở mầm non được áp dụng hiệu quả

>> Xem thêm: Các phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non

4. Lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học trực quan ở mầm non

Khi áp dụng phương pháp dạy học trực quan ở mầm non thì thầy cô giáo cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Độ tuổi mầm non còn rất hiếu động và có nhu cầu khám phá mạnh mẽ do đó giáo viên cần thiết kế bài giảng với bố cục khoa học, logic và chữ viết to, rõ ràng
  • Hình ảnh, tài liệu minh họa cần được đảm bảo tính thẩm mỹ, có màu sắc bắt mắt và phù hợp với độ tuổi mầm non
  • Thầy cô cần chú ý đến những đồ dùng trực quan dù là nhỏ khi sử dụng trong bài giảng và trong việc tự học ở nhà. Ngoài ra cần hướng dẫn thật chi tiết cho trẻ kết hợp với phụ huynh ở nhà có thể hướng dẫn và cùng thực hiện với trẻ

5. Kết luận

Phương pháp dạy học trực quan ở mầm non được xem là chương trình giáo dục hiện đại và mang đến hiệu quả cao. Vận dụng cách thức giáo dục này sẽ giúp các em phát huy tốt nhất mọi kỹ năng và tạo tiền đề cho sự phát triển ở cấp học cao hơn.