Các phương pháp dạy học tích cực ở mầm non phổ biến nhất
Trẻ trong độ tuổi từ 3 – 5 có tính tò mò, thích khám phá nên việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ở mầm non cho phép các thầy cô giáo khơi dậy ham muốn học hỏi và sự tự tin của các em. Đây là chương trình giáo dục tuyệt vời cho phép các bé có cơ hội được giảng dạy trong môi trường ưu việt để nâng cao mọi kỹ năng.
1. Phương pháp tích cực là gì?
Phương pháp dạy học tích cực được rất nhiều thầy cô giáo áp dụng hiện nay. Có thể hiểu đơn giản đây là cách dạy dựa theo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Trẻ sẽ được khuyến khích để chủ động và tích cực hơn trong việc tiếp thu tri thức. Để làm được điều này thì giáo viên phải là người năng động, sáng tạo và luôn đột phá trong việc truyền đạt kiến thức cho trẻ.
Trong đào tạo ngày nay, phương pháp dạy học truyền thống đang dần được thay thế, hiện trạng giáo viên giảng và học sinh lắng nghe, ghi chép sẽ không còn nữa. Thay vào đó thì giáo viên sẽ là người tổ chức các hoạt động vui chơi để học sinh hứng thú trao đổi và chia sẻ kiến thức cho nhau.
Điều này không có nghĩa là phương pháp đào tạo mới này phủ nhận hiệu quả của cách dạy truyền thống. Cách dạy học tích cực chỉ khéo léo thay đổi và làm gia tăng sự hợp tác của thầy cô và học trò.
Nếu có sự kết hợp nhịp nhàng và sự cố gắng của giáo viên, học sinh thì phương pháp dạy học tích cực còn mới mẻ này sẽ mang đến hiệu quả cực hữu ích.
2. Đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non
Đào tạo tích cực ở các cấp hiện đang là trào lưu giảng dạy mang về nhiều lợi ích cho nền giáo dục nước nhà. Để có cái nhìn đúng đắn nhất về phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non thì bạn cần nắm rõ những đặc điểm cơ bản dưới đây.
2.1 Dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập của người học
Trong mỗi tiết học, thầy cô sẽ có vai trò là người dẫn dắt, tổ chức các hoạt động học tập. Trẻ sẽ có nhiệm vụ khám phá ra những kiến thức ẩn chứa sau mỗi hoạt động qua những hình thức: quan sát, thảo luận, phản biện. Nhờ đó mà trẻ sẽ nhớ lâu và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ một khuôn khổ nào.
2.2 Triển khai thói quen tự học
Thói quen tự học là hành vi nên được hình thành tại bất cứ độ tuổi nào đặc biệt là trẻ em tại cấp mầm non. Các em sẽ được thầy cô giáo hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu kiến thức trước khi đến lớp học. Từ đó kiến thức sẽ được tiếp thu một cách chủ động và giáo viên sẽ là người giảng kiến thức đó tại lớp học.
2.3 Tăng cường học tập cá nhân kết hợp học theo nhóm
Khi được làm quen với phương pháp đào tạo tích cực thì các em sẽ dần hình thành các kỹ năng mềm chủ yếu từ các hoạt động cá nhân, thảo luận, trình bày quan điểm,…từ đó dần dần kiến thức và tư duy các em sẽ được trau dồi và nâng cao một cách tự nhiên.
Tổ chức hoạt động nhóm cho trẻ mầm non giúp các em rèn luyện tính kỷ luật, tính đoàn kết và cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Đây được xem là kỹ năng không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ ở các cấp sau này.
2.4 Kết hợp đánh giá của giáo viên và học sinh
Việc kết hợp ý kiến đánh giá từ thầy cô giáo sẽ tạo ra sự công bằng và thể hiện được sự dân chủ trong lớp học. Ngoài việc tiếp thu ý kiến của giáo viên thì việc tạo điều kiện cho học sinh đánh giá lẫn nhau sẽ đưa ra các khía cạnh để thầy cô đưa ra quyết định cuối cùng.
3. Những phương pháp dạy học tích cực ở mầm non tốt nhất
Dạy học tích cực hiện nay được áp dụng ở nhiều cấp bậc với mục đích phát triển tư duy, kỹ năng mềm cho các em học sinh. Với trẻ ở độ tuổi tiểu học thì nhà trường và thầy cô có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ở mầm non như sau.
3.1 Phương pháp thảo luận theo nhóm
Phương pháp dạy học tích cực ở mầm non này cũng được áp dụng trong phương pháp giáo dục truyền thống. Chương trình học này không mới nhưng nếu thầy cô biết sáng tạo, biến tấu thì tiết học sẽ trở nên thú vị và mang lại kết quả tích cực không ngờ. Làm việc nhóm sẽ giúp trẻ thể hiện tinh thần đồng đội và biết cách thể hiện quan điểm cá nhân.
3.2 Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp học tập tích cực giải quyết vấn đề cần được tiến hành qua những bước cụ thể dưới đây:
- Xác định rõ vấn đề
- Thu thập thông tin về vấn đề một cách chi tiết
- Liệt kê các cách để giải quyết tốt vấn đề
- Phân tích cách giải quyết vấn đề
- Đánh giá phương án nào mang đến hiệu quả tối ưu nhất
- Thực hiện phương án tối ưu đã chọn lựa
- Rút ra kinh nghiệm cho học sinh
3.3 Phương pháp đóng vai
Phương pháp dạy học tích cực ở mầm non theo kiểu đóng vai được các thầy cô áp dụng trong giảng dạy vì mang đến nhiều lợi ích tích cực, giúp trẻ nhận biết được những vấn đề mà trong tương lai bản thân bé sẽ theo đuổi.
Tuy nhiên thầy cô không nên để trẻ quá mải mê vào phần đóng vai mà quên đi mục tiêu của bài học. Điều quan trọng nhất khi đóng vai là giúp trẻ liên kết được những kiến thức trong việc đóng vai vào phần thảo luận cuối cùng.
3.4 Phương pháp trò chơi
Đây là phương pháp mà bất cứ trẻ em mầm non nào cũng yêu thích, cách này giúp kích thích tính tò mò và sự hứng thú với bài học. Mỗi một độ tuổi sẽ có chủ đề khác nhau. trò chơi nên được triển khai sao cho không quá lệch lạc với nội dung buổi học nhưng vẫn phù hợp với độ tuổi của các em.
Một lần nữa, các thầy cô giáo phải sử dụng phương pháp dạy học tích cực ở mầm non này thật khôn khéo để truyền đạt tốt kiến thức qua mỗi trò chơi để trẻ không bị quá đam mê vào trò chơi đó.
3.5 Phương pháp khám phá
Ở độ tuổi này, sự tò mò của các bé là rất cao do đó giáo viên nên là người đủ hiểu biết và sự khôn khéo để tạo nên các thử thách hoặc kiến thức thông qua các hoạt động tại lớp. Thầy cô cũng nên lưu ý những điểm sau đây:
- Chọn nội dung vấn đề phù hợp với độ tuổi và trình độ của các bé
- Các dụng cụ tổ chức hoạt động khám phá cần đảm bảo sự an toàn, phù hợp
- Có thể biến tấu theo hình thức tập thể hoặc cá nhân hóa
- Khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá và đưa ra quan điểm riêng biệt
- Thầy cô tổng kết buổi học và đưa ra các đánh giá, nhận xét để làm cơ sở cho trẻ kiểm tra, điều chỉnh và áp dụng vào từng tình huống khác nhau.
3.6 Phương pháp trải nghiệm
Với phương pháp dạy học tích cực ở mầm non này thì trẻ sẽ phát huy được sự nhạy bén, có khả năng phán đoán trong nhiều tình huống. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp bé rèn luyện được sức mạnh về trí não lẫn thể chất của mình. Vì vậy chương trình dạy học trải nghiệm có lợi ích tác động vào tư duy của các bé sau này.
>> Xem thêm: Các phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non
3.7 Phương pháp động não
Trẻ em nên khích lệ việc tự suy nghĩ và đưa ra câu trả lời nhanh chóng khi còn nhỏ. Việc này sẽ hình thành cho các em sự phản xạ nhanh khi gặp câu hỏi khó. Mức độ câu hỏi nên được sắp xếp theo mức độ khó dần để các em làm quen với việc tìm ra câu trả lời trong khoảng thời gian ngắn.
Tất cả những ý kiến đúng sai sẽ được thừa nhận và động viên. Thầy cô không nên phê phán câu trả lời của bé hay khen thưởng quá nhiều vì dễ tạo nên tư duy sai lệch cho trẻ.
4. Kết luận
Việc áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực ở mầm non sẽ góp phần mang đến môi trường lý tưởng giúp trẻ phát triển toàn diện. Thầy cô nên nắm rõ từng phương pháp để có chiến lược đào tạo phù hợp cho các bé.