Trong những năm vừa qua nền giáo dục trực tuyến đang có nhiều bước cải thiện, điển hình là các công cụ quen thuộc trước kia đang dần bị thế chỗ bởi công cụ tương tác song phương như VR, AR. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo mang đến nhiều lợi ích như nâng cao hiệu quả, gia tăng sự tương tác. Cùng khám phá thông tin chi tiết dưới đây để nắm vững những lợi ích khi ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục, đặc biệt là E – Learning như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất nhé.

1. Công nghệ thực tế ảo VR là gì?

Công nghệ thực tế ảo VR (Virtual Reality) là loại hình công nghệ tích hợp các nội dung đa phương tiện để truyền tải nội dung thông tin, VR sử dụng đồ họa máy tính để tạo nên một thế giới chân thật theo không gian đa chiều. Đồng thời cho phép người tham gia có thể tương tác với môi trường ảo đó. Người dùng có thể di chuyển, tương tác và khám phá trong không gian ảo bằng cách sử dụng cảm biến và bộ điều khiển. Điều này tạo ra trải nghiệm mô phỏng gần giống với thực tế, tạo ra một cảm giác chân thực và tương tác sâu hơn.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục trực tuyến

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục trực tuyến

2. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR vào trong giáo dục trực tuyến như thế nào?

Công nghệ thực tế ảo VR được ứng dụng trong học tập ảo, linh hoạt, và có thể sử dụng các dịch vụ chia sẻ bất kỳ hoạt động nào của người dùng điển hình như hiển thị bài thuyết trình, chia sẻ tệp,…thông qua môi trường Internet. 

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR trong giáo dục giúp người học đắm chìm trong môi trường ảo hóa, việc tiếp thu kiến thức theo phương pháp mới sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. 

Chúng ta sẽ xem xét cụ thể những cách mà công nghệ VR đã được tích hợp vào giáo dục trực tuyến:

  • Thực tế ảo cho giảng dạy khoa học và toán học: VR có thể tái hiện các thí nghiệm khoa học phức tạp và giúp học sinh hiểu sâu hơn về các khái niệm toán học.
  • Giảng dạy ngôn ngữ thông qua VR: VR cung cấp môi trường học tập ngôn ngữ tương tác, giúp học sinh phát triển kỹ năng ngoại ngữ một cách tự nhiên.
  • Đào tạo chuyên nghiệp và thực hành: Công nghệ thực tế ảo VR có thể được sử dụng để đào tạo nhân viên trong nhiều lĩnh vực như y tế, kỹ thuật, và nhiều nơi khác.

>> Đọc thêm: Learning Analytics – Công cụ không thể thiếu trong giáo dục thời đại số

Lợi ích khi ứng dụng công nghệ VR trong giáo dục

Lợi ích khi ứng dụng công nghệ VR trong giáo dục

3. Lợi ích khi ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR vào giáo dục trực tuyến

3.1 Việc hình dung bài học dễ dàng hơn

VR giúp học sinh hình dung và hiểu sâu hơn về các khái niệm phức tạp. Thay vì phải dựa vào sách giáo trình và hình ảnh tĩnh, họ có thể tương tác trực tiếp với các đối tượng 3D, mô phỏng, và biểu đồ trong không gian ảo. Ví dụ, trong môn hóa học, học sinh có thể “thấy” cấu trúc của các phân tử và quá trình phản ứng 3D, những kiến thức hóa học trừu tượng, khô khan giờ đây có thể được hình dung rõ nét nhờ vào ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR. 

3.2 Gia tăng sự hứng thú trong học tập

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc thực hiện các hoạt động thực hành và thám hiểm trong không gian ảo. Điều này tạo ra môi trường học tập thú vị và kích thích sự tò mò của học sinh.

3.3 Tích hợp học tập từ xa

Tận dụng công nghệ học thực tế ảo cho phép chúng ta thu hẹp khoảng cách giữa giảng viên và người học. Nhờ vào VR mà giảng viên có thể “tham gia” vào thế giới ảo và đưa ra hướng dẫn chi tiết cho người học. Ngoài ra VR cho phép học sinh và giáo viên từ khắp nơi trên thế giới kết nối và tham gia vào các lớp học và dự án chung trong không gian ảo.  Học sinh có cơ hội học tập với các chuyên gia hàng đầu và học sinh toàn thế giới mà không cần đến địa điểm cụ thể nào. 

>> Đọc thêm: Cập nhật những xu hướng E – Learning 2023 tại Việt Nam

Lợi ích khi ứng dụng công nghệ VR trong giáo dục

Lợi ích khi ứng dụng công nghệ VR trong giáo dục

3.4 Phát triển kỹ năng thực hành

Khi học về một nội dung nào đó, người học mong muốn được trải nghiệm. Với việc tích hợp công nghệ thực tế ảo VR, người học sẽ được luyện tập các kỹ năng thực tế một cách an toàn và hiệu quả. Ví dụ, trong ngành y học, học sinh và học viên có thể thực hiện các thủ thuật phẫu thuật ảo, học cách xử lý tình huống khẩn cấp, hoặc thậm chí là luyện tập quản lý căn bệnh trong môi trường ảo. Điều này giúp họ tự tin hơn khi thực hiện các nhiệm vụ thực tế trong tương lai.

4. Kết luận

Công nghệ thực tế ảo (VR) đã tạo nên một cuộc cách mạng trong giáo dục trực tuyến, giúp cải thiện trải nghiệm học tập và mở ra nhiều cơ hội mới cho việc phát triển kiến thức và kỹ năng của học sinh. Việc đầu tư và nghiên cứu tiếp tục trong lĩnh vực này là quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của giáo dục trực tuyến trong tương lai.