Tiếng Việt được xếp vào nhóm môn học nền tảng đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ ở cấp bậc tiểu học. Môn học này không chỉ giúp bé trau dồi kiến thức mà còn ảnh hưởng đến việc giao tiếp của các bé sau này. Cùng tìm hiểu những phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học hiệu quả được các chuyên gia giáo dục ưu tiên qua nội dung sau.

1. Tập cho bé làm quen với mặt chữ từ trước khi bước vào lớp 1

Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học tối ưu nhất hiện nay là tập cho bé là quen với ngôn ngữ trước khi bước chân vào lớp 1. Dù bé ở độ tuổi mẫu giáo đã được học mặt chữ cái tiếng Việt dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Tuy nhiên ở độ tuổi này các bé còn ham chơi và chưa có ý thức học nên sẽ dễ bị quên. Vì vậy muốn con nhận biết được mặt chữ tiếng Việt nhanh chóng thì cha mẹ nên dạy con tại nhà theo đúng phương pháp.

Cha mẹ hãy tạo nên các tình huống để bé làm quen với tiếng Việt như cho con học bảng chữ cái, đọc truyện, đọc sách, chơi đồ chơi có hình chữ tiếng Việt,…Áp dụng phương pháp này sẽ giúp hình thành phản xạ cho bé ngay khi nhìn thấy mặt chữ. 

Bên cạnh đó phụ huynh cũng nên tổ chức các trò chơi nhận biết chữ cái để gia tăng sự ham học ở trẻ. Hãy cho các bé học mặt chữ với bộ thẻ flashcard rồi đố con những từ đã được học. Thông qua việc trả lời các câu hỏi từ cha mẹ thì bé sẽ ghi nhớ được mặt chữ một cách nhanh chóng hơn.

giúp bé làm quen với mặt chữ cái

Giúp bé làm quen với mặt chữ cái

2. Thường xuyên trò chuyện và luyện tập tiếng Việt với trẻ

Để quá trình học tiếng Việt của trẻ đạt được hiệu quả tốt nhất thì cha mẹ nên ngồi học cùng với con. Việc có cha mẹ ngồi cạnh khi học sẽ giúp các bé tập trung hơn vào nội dung của bài học mà không bị phân tâm. 

Bên cạnh đó phụ huynh nên kết hợp giữa việc học và chơi một cách hợp lý bởi trẻ nhỏ từ 5 – 6 tuổi khó tập trung cao độ trong khoảng thời gian dài. Cha mẹ nên xen kẽ học 15 phút rồi nghỉ giải lao 5 phút để con lấy lại năng lượng và có thêm hứng thú học những kiến thức mới.

Khi dạy con học phương pháp dạy học tiếng Việt này thì phụ huynh cũng nên giảng giải về đặc điểm của các mặt chữ để giúp bé nhanh chóng tiếp thu. Ngoài ra nên cho bé nghe nhạc, hát và đọc theo các bài đồng dao có chữ cái tiếng Việt để con nhanh biết chữ. Ngoài ra cha mẹ nên hội thoại với con hàng ngày để bé có môi trường vận dụng mọi kiến thức đã học.

3. Không nên tạo áp lực cho con trong thời gian đầu

Hiện tượng phụ huynh quát nạt khi con nhận diện sai mặt chữ không phải là hiếm. Điều này vô tình tạo thành áp lực học tập cho bé khiến con sợ học tiếng Việt. Để tránh điều này diễn ra thì cha mẹ không nên tạo quá nhiều áp lực lên con khi bắt đầu cho bé học chữ.

Cha mẹ hãy nhớ rằng độ tuổi từ 5 đến 6 là thời điểm mà bé thích chơi hơn là ngồi yên một chỗ để học bài. Do đó phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học cho bé là chơi cùng với con. Phụ huynh có thể bày ra các trò chơi đố vui hoặc trò ghi nhớ mặt chữ để kích thích sự hứng thú của bé.

Bên cạnh đó cha mẹ không nên áp đặt các mục tiêu về học chữ mà hãy thoải mái với bé nhất có thể. Mỗi lần học, cha mẹ nên dạy trong vài phút rồi dừng lại giải lao khi bé cảm thấy chán nản. Việc này sẽ giúp hạn chế việc mất tập trung, không hứng thú ở trẻ với bộ môn tiếng Việt.

tránh tạo áp lực cho con trong thời gian đầu học tiếng Việt

Tránh tạo áp lực cho con trong thời gian đầu học tiếng Việt

4. Luyện cho bé nói tiếng Việt mọi lúc mọi nơi

Phương pháp dạy tiếng Việt ở tiểu học yêu cầu sự nhẫn nại lớn từ cha mẹ cũng như cần phương pháp giảng dạy đúng. Nếu bé không thích ngồi yên một chỗ để học thì cha mẹ có thể linh động cho con học ngoài trời. Cha mẹ nên vận dụng những đồ vật xung quanh và dạy bé cách nhận biết chúng bằng tiếng Việt.

Dạy học mọi lúc mọi nơi giúp hình thành thói quen đặc thù và phản xạ có điều kiện ở trẻ nhỏ. Bé sẽ tự động thu nạp mọi kiến thức tiếng Việt và tăng cường vốn từ vựng vốn có của bản thân. Cha mẹ cũng nên động viên khuyến khích trẻ để giúp bé tự tin khi làm quen với tiếng Việt.

phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học mọi lúc mọi nơi

Phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học mọi lúc mọi nơi

>> Xem thêm: Phương pháp dạy học ở tiểu học

5. Hình thành thói quen tự học tiếng Việt cho trẻ

Trẻ nhỏ thường hay ham chơi và khó tập trung ngồi yên một chỗ khi học tiếng Việt. Điều này khiến quá trình học của con bị gián đoạn và khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới. Cách khắc phục là cha mẹ nên đặt ra các mốc thời gian cho bé khi con đang học tiếng Việt. 

Vào thời gian đầu, phụ huynh nên để giờ học của con từ 5 – 10 phút mỗi ngày. Khi con đã quen với phương pháp này thì tăng cường giờ học lên thành 20, 30 hoặc 1 tiếng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp hình thành thói quen tự giác ngồi vào bàn học tiếng Việt ở con mà không cần sự hối thúc của cha mẹ.

6. Kết luận

Việc hiểu và áp dụng phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học tối ưu giúp trẻ nhanh chóng tiếp thu kiến thức mới. Đồng thời giúp tiết kiệm thời gian trong việc truyền đạt kiến thức ở cả thầy cô và các bậc phụ huynh cho bé.