Tổng hợp phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học hiệu quả nhất
Hiện nay có vô số cách dạy học mang đến hiệu quả cao tuy nhiên phương pháp dạy học tích cực vẫn luôn là sự ưu tiên của các thầy cô giáo. Không những phát triển khả năng tư duy mà học tích cực còn giúp học sinh thay đổi thái độ trong quá trình học tập. Cùng điểm qua những phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học tối ưu nhất cho học sinh nhé.
1. Tổng quan về phương pháp học dạy học tích cực ở học sinh tiểu học
1.1 Định hướng mới của phương pháp dạy học
Việc dạy học hiện nay cần phải giúp cho các em học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tăng tính tự giác. Tùy vào điều kiện của từng lớp, môn học, khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế mà đưa ra định hướng về nội dung cho phù hợp.
1.2 Định nghĩa về phương pháp dạy học tích cực ở trường tiểu học
Sự tích cực trong học tập, về cơ bản chính là sự tích cực về nhận thức, được thể hiện thông qua khát vọng về sự hiểu biết, cố gắng tâm sức và trí lực để chiếm lĩnh về kiến thức.
Tính cực cực trong học tập được thể hiện qua các yếu tố như: luôn hăng hái trả lời những câu hỏi của giáo viên, bổ sung thêm kiến thức của người học, đưa ra ý kiến của bản thân trước một vấn đề nào đó, đưa ra câu hỏi với những vấn đề chưa rõ, chủ động tìm kiếm và bổ sung các kiến thức mới, tập trung học tập, cố gắng hoàn thành những kiến thức đã được giao, kiên trì và không nản chí khi gặp khó khăn.
Bản chất của sự tích cực là tích cực trong nhận thức, qua đó thể hiện được sự hiểu biết, cố gắng để tiếp thu tri thức.
2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
2.1 Dạy và học chú trọng rèn luyện tự học
Phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học xem việc đào tạo cho học sinh không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là việc tự học tự tìm tòi các kiến thức mới. Nếu rèn luyện cho học sinh phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em sự ham học và kết quả học tập sẽ được nâng cao.
2.2 Tăng cường học tập cá thể và phối hợp học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp dạy tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Tuy nhiên trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ được hình thành nên từ những hoạt động độc lập cá nhân. Bởi một lớp học là môi trường giao tiếp thầy cô – học sinh, học sinh – học sinh, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chinh phục nội dung học tập. Thông qua việc thảo luận tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người đọc nâng mình lên một trình độ mới.
Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc cần sự phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.
2.3 Kết hợp đánh giá của thầy cô với đánh giá của học sinh
Trong giảng dạy, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của học trò mà đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của thầy cô.
Trước đây giáo viên giữ độc quyền nhiệm vụ đánh giá học sinh. Tuy nhiên trong phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học, giáo viên phải hướng dẫn các em học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để điều chỉnh cách học sao cho hiệu quả. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau qua đó kích thích tính thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống thực tế.
3. Các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học tốt nhất hiện nay
3.1 Dạy học theo dự án
Việc giảng dạy theo dự án – một trong những phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học được giáo viên áp dụng nhiều trong các tiết học. Phương thức đào tạo này được phân loại thành nhiều cách học khác nhau như: dựa vào thời gian, nhiệm vụ, sự tham gia của giáo viên và học sinh, chuyên môn giảng dạy của mỗi thầy cô giáo.
Phương pháp dạy học theo dự án được phân chia thành các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Dựa vào mục đích vấn đề của dự án
- Việc lên kế hoạch cho dự án
- Thực hiện và báo cáo dự án
- Đánh giá và nhận xét dự án
- Tiến trình dạy học dựa theo dự án
Cách thức thực hiện:
- Xác định rõ vấn đề, mục đích của dự án được giao
- Xây dựng kế hoạch dựa vào vấn đề và mục đích mà dự án yêu cầu
- Bắt đầu thực hiện sau khi trình bày với thầy cô giáo
- Thầy cô đưa ra đánh giá, nhận xét dựa theo báo cáo mà học sinh trình bày
3.2 Dạy học theo nhóm
Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học được nhiều thầy cô chọn lựa để giúp học sinh phát triển tốt tư duy và khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Theo cách này, học sinh sẽ hoạt động theo từng nhóm nhỏ, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian được quy định. Kết quả của hoạt động làm bài nhóm sẽ được trình bày trước cả lớp.
Ưu điểm:
- Phát huy tốt khả năng làm việc nhóm của các em học sinh
- Năng lực giao tiếp được nâng cao
- Gia tăng sự tự tin
Nhược điểm:
- Cần nhiều thời gian cho hoạt động nhóm
- Đôi khi không đạt được hiệu quả như mong đợi
- Gây ồn ào khi thảo luận nhóm
3.3 Phương pháp thảo luận nhanh
Với phương pháp thảo luận nhanh, các em học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách trực tiếp và sinh động hơn.
Thực hiện phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học này cần phải tuân theo các quy tắc dưới đây:
- Áp dụng thảo luận nhanh vào bất cứ tình huống nào nếu cần thiết
- Mỗi thành viên nêu lên quan điểm của mình về câu hỏi thảo luận
- Thảo luận khi tất cả đã nói hết quan điểm
3.4 Phương pháp giải quyết vấn đề
Khả năng giải quyết vấn đề có vai trò tiên quyết trong sự phát triển tư duy và nhận thức của các em học sinh. Cách học này giúp học sinh rèn luyện năng lực nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề cần khắc phục.
Các bước tiến hành giải quyết vấn đề như sau:
- Tìm ra vấn đề: Học sinh phân tích tình huống có vấn đề xảy ra nhằm phát hiện và trình bày rõ ràng
- Nội dung giải quyết vấn đề: Học sinh tìm ra các phương án hiệu quả để giải quyết vấn đề
- Tiến hành giải quyết vấn đề: Từ các phương án được đưa ra, học sinh sẽ bắt đầu so sánh, phân tích và chọn ra phương án tốt nhất cho vấn đề cần khắc phục.
3.5 Tạo không gian cho học sinh tìm hiểu
Tại cấp bậc tiểu học, thầy cô giáo nên tạo không gian cho các em học sinh được tự do tìm hiểu vấn đề. Đây là phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học giúp các em rèn luyện tư duy, tính sáng tạo, khơi gợi nguồn lực và ý chí cho các em.
Thông qua việc tự học, các thầy cô sẽ đưa ra các vấn đề để học sinh tham gia thảo luận và tìm ra cách giải quyết hiệu quả cho vấn đề. Tự học được đánh giá là một trong những cách rèn luyện tính cách chủ động cho học sinh trong công việc ở tương lai.
3.6 Phương pháp thuyết trình cho học sinh
Phương pháp dạy học tích cực theo kiểu thuyết trình ngày càng được nhiều thầy cô áp dụng. Học sinh sẽ tổng hợp và trình bày vấn đề thông qua việc đưa ra ý kiến, hình ảnh và dẫn chứng trước lớp học.
Để đạt được kết quả cao trong phương pháp này thì các em phải trình bày vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu thông qua các tư liệu, hình ảnh, video,…Ngoài việc tự tin nói trước lớp học thì các em phải trau dồi tư duy logic và tư duy phản biện để có được kết quả tốt nhất.
3.7 Hỏi đáp trong giáo dục
Áp dụng cách hỏi đáp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh tiếp xúc với với kiến thức cũ một cách hiệu quả và rèn luyện tư duy phản xạ hiệu quả.
Những kỹ năng đặt câu hỏi mà các em nên nắm rõ như sau:
- Chuẩn bị trước câu hỏi cụ thể thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi gồm 2 nhóm: câu hỏi khái quát và câu hỏi chốt
- Cần xem xét tính thực tế và sự phù hợp của những câu hỏi đã đặt
3.8 Phương pháp đánh giá giữa thầy cô và học sinh
Quá trình đánh giá nên được diễn ra xuyên suốt trong cả quá trình học tập. Thông qua phương pháp này thì các thầy cô nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động phù hợp với trình độ của học sinh. Tuy nhiên để triển khai thì thầy cô nên hướng dẫn học sinh kỹ năng tự đánh giá để nhìn nhận đúng đắn năng lực thật sự của mình. Ngoài ra các thầy cô giáo cần có chuyên môn cao, trình độ giảng dạy tốt để điều phối các hoạt động của học sinh khi có bất cứ vấn đề nào xảy ra.
>> Xem thêm: Phương pháp dạy học ở tiểu học
3.9 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Phương pháp nghiên cứu trường hợp được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà không riêng gì học tập. Cách học này giúp các em học sinh tự nghiên cứu tình huống thực tế và tìm cách giải quyết mọi vấn đề được đặt ra.
Phương pháp này được thực hiện như sau:
- Học sinh nhận biết tốt các vấn đề trong nhiều tình huống
- Thu thập thông tin, dẫn chứng để tìm ra phương án giải quyết thông qua những tài liệu sẵn có hoặc bên ngoài
- Đưa ra các lập luận và bảo vệ phương án đã chọn
- So sánh với các phương án khác trong thực tế
3.10 Dạy học khám phá
Đối với phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học theo kiểu khám phá thì học sinh nên biết sử dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm nguồn học qua quy trình cụ thể như sau:
- Lựa chọn và giới thiệu chủ đề được yêu cầu
- Tìm tài liệu qua nhiều kênh khác nhau
- Thiết kế nội dung dựa theo chỉ dẫn của thầy cô giáo
- Đánh giá và sửa đổi kết quả
4. Kết luận
Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học sẽ là hành trang để các em học sinh phát triển tốt tư duy, rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau. Đây là tiền đề để các em có thể định hướng tốt về con đường học tập của mình trong tương lai xa.