Kỷ luật vẫn được xem là một phần trong giáo dục. Kỷ luật là một phương pháp để rèn luyện, uốn nắn học sinh theo đúng chuẩn mực, khuôn khổ được đặt ra, từ đó giúp học sinh loại bỏ những thói quen xấu và xây dựng những hành vi tốt. Vậy bạn biết về phương pháp dạy học kỷ luật tích cực? Nếu chưa, dưới đây có một vài thông tin quan trọng không nên bỏ lỡ!

1. Phương pháp dạy học kỷ luật tích cực là gì?

Phương pháp dạy học kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng những hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình thức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách tốt đẹp, bền vững. 

Phương pháp này tạo cho học sinh cảm giác an toàn, thân thiện và tôn trọng bằng việc “lắng nghe tích cực” và khích lệ học sinh, giúp các em có khả năng vượt qua các rào cản về tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng trong học tập và cuộc sống cá nhân. 

phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Phương pháp dạy học kỷ luật tích cực là gì?

Phương pháp dạy học kỷ luật tích cực cũng gia tăng năng lực hoạt động và cơ hội thành công cho học sinh bằng việc giáo dục các kỹ năng sống cơ bản (phù hợp với lứa tuổi). 

2. Các nguyên tắc trong phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Kỷ luật có thể là một cụm từ khá nhạy cảm trong giáo dục. Tuy nhiên, nếu không có kỷ luật, rất khó để kiểm soát, định hướng học sinh. Vì vậy, kỷ luật nên được áp dụng tại các trường học. Tuy nhiên, áp dụng kỷ luật như thế nào cho hiệu quả chính là điều mà các giáo viên, nhà trường cần quan tâm. Khi áp dụng Phương pháp dạy học kỷ luật tích cực, giáo viên cần nắm rõ các nguyên tắc:

Vì lợi ích tốt nhất của học sinh

Mọi hành động, biện pháp kỷ luật mà giáo viên áp dụng là nhằm mang lại lợi ích tốt cho học sinh để học sinh có thể phát huy tốt nhất tiềm năng của mình. 

Phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Các nguyên tắc trong phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh

Các biện pháp can thiệp phải tập trung, hướng vào hành vi của học sinh, không phải để phê phán con người, nhân cách học sinh.  

Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau

Mọi cách thức kỷ luật khi áp dụng cho dù học sinh có muốn hay không mà buộc phải làm theo nên trao đổi trước, vận động học sinh hiểu để tạo sự đồng thuận, đồng ý trước khi áp dụng sẽ mang lại hiệu quả khi thực hiện. 

Phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Nguyên tắc: Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau

Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh

 Mỗi học sinh đều trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Bằng cách tìm hiểu về các đặc điểm phát triển của lứa tuổi học sinh, cân nhắc kỹ các vấn đề như tính khí, cám xúc, các kỹ năng xã hội,… Khi đó, hành vi của học sinh sẽ trở nên dễ hiểu hơn. 

3. Lợi ích của phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Phương pháp dạy học kỷ luật tích cực được đánh giá cao bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại cho học sinh, giáo viên và cả gia đình, xã hội. 

3.1 Đối với học sinh

Phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Lợi ích của phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

  • Có nhiều cơ hội để chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến. 
  • Được tôn trọng, được khích lệ, động viên khiến học sinh tự tin và yêu thích việc học tập. 
  • Yêu trường lớp, có ý thức tự giác, tự nhận ra những khuyết điểm của bản thân và sửa chữa.
  • Biết yêu thương và tôn trọng người khác. 
  • Được phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách, trở thành công dân tốt. 

3.2 Đối với giáo viên

  • Giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luất. 
  • Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giáo viên được học sinh tin tưởng, yêu quý và tôn trọng. 
  • Phát huy hiệu suất quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục. 
  • Hạn chế sai lầm, vi phạm pháp luật. 

3.3 Đối với nhà trường

Phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Lợi ích của phương pháp dạy học kỷ luật tích cực đối với nhà trường

  • Nhà trường trở thành môi trường học tập  thân thiện, an toàn. 
  • Đào tạo được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, cống hiến cho gia đình và xã hội tương lai. 

3.4 Đối với gia đình

phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Đối với gia đình

  • Yên tâm, tin tưởng ở nhà trường và giáo viên
  • Có phương pháp giáo dục tốt hơn tại nhà
  • Phối hợp tốt với nhà trường để giáo dục con cái

3.5 Đối với xã hội

phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Đối với xã hội

  • Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo lực
  • Các khoản chi phí để chăm sóc, điều trị và trợ giúp học sinh bị trừng phạt sẽ dành phục vụ nâng cao đời sống xã hội
  • Gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh hơn. 

4. Các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nên được áp dụng

Các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực vẫn luôn được khuyến khích xây dựng và áp dụng tại các lớp học, trường học. Điều này thật sự mang lại những lợi ích tuyệt vời cho cả học sinh, giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội. Và một số biện pháp dạy học kỷ luật tích cực hiệu quả mà các giáo viên nên tìm hiểu, đó là:

4.1 Thay đổi cách ứng xử trong lớp

Biện pháp này dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nếu gương, nhằm khuyến khích học sinh có thái độ ứng xử đúng đắn. Hình thức có thể là phiếu khen, ghi lời nhận xét tốt, công nhận và khuyến khích điểm tốt. 

Sự khen ngợi, công nhận, khuyến khích này sẽ tạo nên những tác động tích cực đến tinh thần học tập của học sinh, khiến học sinh luôn mong muốn và cố gắng đạt được những kết quả tốt, thực hiện những hành vi tốt trong lớp học, trường học, ở nhà và ở ngoài xã hội. 

phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực: Thay đổi cách ứng xử trong lớp

4.2 Đưa ra hình thức phạt phù hợp nhất quán

Các biện pháp xử phạt phải giúp học sinh biết rằng thái độ/hành vi của mình là sai. Không bao giờ được sử dụng những hình thức phạt khiến học sinh cảm thấy mình vô dụng, bỏ đi. 

Lưu ý là tuyệt đối không sử dụng những hình thức phạt mang tính bạo lực. Các hình thức phạt phải phù hợp với mức độ sai phạm, tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh. Bên cạnh đó, trước khi áp dụng các hình thức phát, cần nói rõ sai phạm để học sinh nhận thức về sai phạm của mình. 

phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Đưa ra hình thức phạt phù hợp nhất quán

4.3 Làm gương trong cách cư xử

Phương pháp dạy học kỷ luật tích cực, với giáo viên cần làm tấm gương mẫu mực cho học sinh về tư cách đạo đức. Nếu giáo viên tỏ ra giận dữ, không khoan dung, học sinh cũng sẽ biểu lộ sự tức giận, ương bướng. Nếu giáo viên cư xử một cách nhẹ nhàng, khoan dung, nhẫn nại thì học sinh cũng sẽ học tập điều đó. 

Bên cạnh giáo viên là người làm gương, các học sinh tốt, tiêu biểu khác cũng có thể làm một gương mẫu để các học sinh khác noi theo. Để chọn ra những học sinh tiểu biểu đó, giáo viên cần quan sát, thúc đẩy tinh thân, khuyến khích học sinh đó. 

phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Làm gương trong cách cư xử

>> Tham khảo: 4 đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

4.4 Xây dựng nội quy lớp học

Nội quy lớp học giúp học sinh hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính mình đề ra. Từ đó, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia vào qus trình quyết định, giúp học sinh phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm. 

Lưu ý trước khi xây dựng nội quy lớp học, giáo viên nên tham khảo các tài liệu liên quan. Khi cùng học sinh thảo luận và xây dựng bộ nội quy lớp học, giáo viên cần xem xét về tính đáp ứng mục tiêu giáo dục hay không. 

phương pháp dạy học kỷ luật tích cực

Xây dựng nội quy lớp học

Đây là những điều mà bạn cần biết về phương pháp dạy học kỷ luật tích cực. Việc xây dựng một môi trường giáo dục lý tưởng để học sinh phát triển toàn diện, bên cạnh những yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng, kiến thức, luôn cần giáo viên thật sự tâm huyết với nghề. Mong rằng với những chia sẻ trên, đã giúp các giáo viên có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình giảng dạy của mình.