quan-ly-lop-hoc-dong

Cách quản lý lớp học đông như thế nào cho hiệu quả?

Một lớp học với số lượng người đông luôn là vấn đề gây nhiều trắc trở đối với giáo dục. Nhiều giáo viên đau đầu không biết làm sao để có thể quản lý lớp học đông và đảm bảo việc giảng dạy hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cốt lõi của việc dạy và học không nằm ở số lượng người mà là sự thu hút trong quá trình giảng cũng như cách quản lý của giáo viên.

1. Những vấn đề khó khăn trong tổ chức và quản lý một lớp học đông 

Một lớp học đông người có thể được tìm thấy ở bất kỳ cơ sở giảng dạy nào. Đặc biệt, tại các trường đại học hiện nay, việc bạn bắt gặp một lớp với hơn 100 sinh viên là điều rất bình thường. Vì không thể xoá bỏ được các lớp học hay đẩy sinh viên ra khỏi nhóm nên bắt buộc các giáo viên cần có một số phương pháp để việc giảng dạy lớp học đông có hiệu quả giống như lớp ít sinh viên. 

  • Trong một lớp học đông đúc như vậy thật là một thử thách lớn nếu người thầy muốn áp dụng những phương pháp giảng dạy mới. Hơn nữa, làm sao để đảm bảo nhận thức đầy đủ của sinh viên về lượng kiến thức kiến đạt là điều hết sức nan giải.
  • Nếu giáo viên muốn cho sinh viên học nhóm, chia nhỏ quá thì không thể đủ thời gian để từng team trình bày kết quả làm việc mà nhiều người quá sẽ không đem lại kết quả. Vì thường một nhóm đông người, sinh viên sẽ ý lại và một số thành viên không tham gia tích cực. Bên cạnh đó, việc tranh cãi, thảo luận, đóng góp ý kiến sẽ rất mất thời gian. 
  • Đối với các giảng viên đại học thường “lấy người học làm trung tâm” và chỉ một người thầy không đủ. Tuy nhiên điều này quá khó trong những lớp học quá đông. 
  • Sĩ số người học quá nhiều, giáo viên không thể có cơ hội tiếp xúc với học sinh, mà chỉ có thể tiếp xúc với tập thể. Điều này sẽ gây trở ngại cho giáo viên khi khơi dậy tính tích cực cho người học, nhất là tâm lý ỷ lại, thụ động thường có trong những lớp đông như vậy. 

Xuất phát từ vấn đề nêu trên có một câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để tổ chức dạy và quản lý lớp học đông có hiệu quả?”. 

>>> Đọc thêm: Các phương pháp quản lý lớp học hiệu quả

2. Cách quản lý lớp học đông 

Không phải bất kỳ người học nào cũng tự nhận thức được rằng việc bản thân làm mất trật tự sẽ ảnh hưởng đến tập thể. Do vậy mà kinh nghiệm để một giáo viên muốn điều khiển tốt lớp học đông thì cần phải: 

2.1 Tạo ấn tượng ban đầu 

Thông thường, sinh viên hay học sinh đều sẽ thấy hứng thú với môn học khi người giảng dạy tạo ấn tượng ban đầu tốt. Ngay ở lần đầu tiên chạm mặt, giáo viên nên giới thiệu sơ qua về bản thân để dễ dàng hơn trong việc trao đổi. Để quản lý lớp học đông tốt thì ngay từ đầu, giáo viên cần phải giúp học sinh nhận thức rõ mục tiêu và tầm quan trọng của học phần mình dậy.

2.2 Đưa ra quy chế quản lý lớp học ngay từ đầu

Sau đó, giáo viên hãy thiết lập những giao ước với những người học trong lớp. Những giao ước đó phải rõ ràng và cụ thể, đảm bảo thuận lợi cho cả hai bên.

Ví dụ như: 

  • Các em phải làm việc một cách yên lặng.
  • Các em có thể trao đổi bàn bạc ý kiến nhưng không nói to làm ảnh hưởng đến các bạn khác. 

>>> Đọc thêm: Kỹ năng quản lý lớp học hiệu quả

2.3 Tạo không khí thu hút

  • Trong một lớp đông thì việc nhớ tên của tất cả học viên là điều rất khó khăn đối với giáo viên. Đặc biệt, với các giảng viên đại học khi dạy hàng ngàn người. Tuy nhiên, các thầy cô cũng có thể cố gắng nhớ tên sinh viên của mình bằng nhiều cách như đề nghị sinh viên giới thiệu khi phát biểu. Điều này sẽ tạo cho người học cảm giác được tôn trọng. 
  • Bên cạnh đó, các giáo viên cũng nên cởi mở trong việc giao tiếp với sinh viên, trò chuyện, thảo luận, niềm nở lắng nghe và đón nhận những ý kiến của sinh viên.
  • Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tạo sự tương tác giữa người dạy và người học như đi quanh lớp khi giảng bài, mỗi khi sinh viên đặt câu hỏi cũng nên đến gần đó để trả lời. 

2.4 Lưu trữ hồ sơ quản lý lớp học 

Để đảm bảo một quy trình quản lý lớp học chặt chẽ và sít sao thì giáo viên cần phải đảm bảo các giấy tờ, thủ tục được lưu trữ. Việc tạo một hồ sơ quản lý lớp học đông sẽ giúp bạn đơn giản hơn trong quá trình theo dõi, đánh giá từng buổi học và những mâu thuẫn nếu xảy ra. Điều này còn đảm bảo nhận thức của người học về khả năng quản lý của giáo viên, từ đó mà tự nghiêm khắc với bản thân khi tham gia lớp học đông người.

Ngoài cách quản lý truyền thống bằng sổ giấy hoặc file excel thì việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng quản lý lớp học cũng dần được phổ biến trong quy trình quản lý các trung tâm ngoại ngữ bởi sự tiện lợi của nó.

Có nhiều cách quản lý lớp học đông người khác nhau tùy vào kinh nghiệm và năng lực tổ chức giảng dạy của mỗi giáo viên. Mặc dù đây là một công việc khó khăn, nhưng điều đó có thể làm được ngay nếu chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Điều này sẽ vô cùng ý nghĩa với sinh viên cũng như giúp công việc của giảng dạy trở nên thú vị hơn.